Tư vấn : Chế độ ăn viêm đường tiết niệu giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả

21/01/2021

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý rất hay gặp trong cuộc sống hiện nay nhưng thường bị bỏ qua do tâm lý chủ quan. Chế độ ăn viêm đường tiết niệu hợp lý sẽ là cách đơn giản nhất để bạn phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên của Thuockedon24h.vn dành cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu.

Mục lục 


1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 

1.1.  Viêm đường tiết niệu là gì?

  • Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
  • Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

  • Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên, bao gồm viêm bể thận-thận cấp, viêm thận- bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ, và nhiễm trùng niệu dưới, bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoànviêm tiền liệt tuyến.
  • Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.
  • Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

1.2. Đối tượng và nguyên nhân thường gặp

  • Trẻ sơ sinh cho đến dưới 5 tuổi: thời kỳ này thường ít xảy ra nhiễm trùng niệu. Nếu có thì trẻ nam có tỷ lệ cao hơn do những dị dạng của đường niệu, làm nước tiểu dễ ứ đọng lại và là môi trường lý tưởng để vi trùng cư trú.
  • Trẻ đi học: tỷ lệ viêm tiết niệu ở nhóm trẻ mới bắt đầu đi học cao hơn cộng đồng, có lẽ liên quan đến vấn đề vệ sinh.
  • Người lớn đến 65 tuổi: ở nhóm này tỷ lệ viêm đường tiết niệu trong nam giới khá thấp, thường do những bất thường giải phẫu hệ tiết niệu, bệnh sỏi đường tiết niệubệnh tiền liệt tuyến và các can thiệp hệ tiết niệu như đặt catheter. Trong khi đó, viêm đường tiết niệu ở nữ giới lại thường gặp. Có khoảng 10% phụ nữ ở nhóm tuổi này có viêm đường tiết niệu một lần trong đời do hoạt động tình dục hoặc do có thai. Ngoài ra, do cấu trúc giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn so với nam giới, vi trùng cũng dễ xâm nhập hơn.
  • Nhóm tuổi trên 65: tỷ lệ viêm đường tiết niệu không khác nhau ở hai giới.

1.3. Các biểu hiện của viêm đường tiết niệu là gì?

  • Biểu hiện tại chỗ

    • Viêm đường tiết niệu đôi khi cũng không có biểu hiện gì mà là tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khám sức khỏe tổng quát. Những đối tượng thường gặp trong tình huống này là phụ nữ đang trong tuổi hoạt động tình dục, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường...
    • Nếu có triệu chứng, người bệnh có các biểu hiện khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, muốn đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong. Bệnh nhân tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi khám do cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi viêm đường tiết niệu tại thận. Nếu thận có sỏi gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khám vùng này người bệnh sẽ rất đau.

                                                                                                     

  • Biểu hiện toàn thân
    • Do thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu. Hằng ngày, thận phải tiếp nhận một lượng máu rất lớn đến để lọc và hình thành nước tiểu. Do đó, khi vi trùng xâm nhập vào hệ niệu thì cũng rất dễ dàng vào máu lan ra toàn thân. Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác. Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc biểu hiện rõ.

2. VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU NÊN ĂN GÌ ?

Chế độ ăn viêm đường tiết niệu được nhiều người tìm hiểu trong việc phòng ngừa hoặc điều trị nếu đã mắc bệnh. Nhằm giúp độc giả có thêm những kiến thức bổ ích, đặc biệt là nắm được viêm đường tiết niệu nên ăn gì, Thuockedon24h.vn sẽ chia sẻ các loại thực phẩm bạn nên bổ sung trong khẩu phần ăn như sau: 

2.1. Tăng cường các loại thực phẩm giàu Vitamin C

  • Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm đường tiết niệu hiện nay là do vi khuẩn E.coli gây ra. Vì vậy, việc tăng cường các loại thực phẩm giàu Vitamin C trong chế độ ăn viêm đường tiết niệu sẽ nâng cao sức đề kháng nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn E.coli. Nhờ đó mà hỗ trợ tích cực cho các loại thuốc điều trị đang sử dụng. 

                                                                                

                                                                            Tăng cường các loại thực phẩm giàu Vitamin C trong chế độ ăn viêm đường tiết niệu

  • Ngoài ra, Vitamin C còn là thành phần quan trọng hỗ trợ quá trình miễn dịch của cơ thể. Do đó bạn có thể bổ sung các loại rau củ quả, nước ép, sinh tố tốt cho đường tiết niệu như cà chua, cà rốt, nước cam, súp lơ,… Bạn cũng có thể bổ sung Vitamin C thông qua nhiều cách khác, tuy nhiên, việc ăn, uống trực tiếp từ nguyên liệu tự nhiên, tươi, sạch sẽ đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho cơ thể. 

2.2.Sử dụng các loại sữa chua lên men 

  • Sữa chua lên men là loại thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua trong chế độ ăn viêm đường tiết niệu. Thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. 
  • Đối với người bị viêm đường tiết niệu, việc bổ sung sữa chua trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp quá trình xử lý thức ăn nhanh chóng, thấy ngon miệng và ăn được nhiều, giảm các biểu hiện như khó tiểu, tiểu buốt, rát,…

2.3. Uống nhiều nước

  • Ngoài việc quan tâm người bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì thì bạn cũng cần phải lưu ý là uống nhiều nước, đảm bảo tối thiểu 2 lít mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho quá trình lọc và đào thải ở thận diễn ra nhanh chóng khiến cơ thể đi tiểu nhiều. Vì vậy mà trong quá trình thải nước tiểu, hệ tiết niệu cũng đồng thời đẩy vi khuẩn có mặt trong lòng ống ra ngoài. 
  • Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước lọc, nước ép rau của quả và hạn chế tối đa nước ngọt, đồ uống có cồn, bia, rượu. Đồng thời, bạn cũng hạn chế việc sử dụng nước đá, nước ướp lạnh vì có thể tạo điều kiện vi khuẩn phát triển do hệ miễn dịch suy giảm. 

                                                                                    

  • Bên cạnh đó, nước râu ngô là một bài thuốc lợi tiểu vô cùng hiệu quả. Râu ngô không chỉ có tác dụng tốt đối với hệ tiết niệu mà còn giúp làm mát gan, bổ thận, thanh lọc cơ thể và an toàn, bạn có thể sử dụng thay nước uống hàng ngày. Những trường hợp viêm đường tiết niệu có sử dụng nước nấu râu ngô thường xuyên sẽ giảm rõ rệt các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm liên tục, khó tiểu,…

3. BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KIÊNG ĂN GÌ ?

Đối với chế độ ăn dành cho người bệnh thì ngoài thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng cần phải tìm hiểu người bị viêm đường tiết niệu kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm mà người bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu cần phải hạn chế tối đa bao gồm: 

  • Muối: Việc ăn quá nhiều quá mặn sẽ khiến cho thận làm việc nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Nếu trường hợp viêm đường tiết niệu tác động đến thận đồng thời muối Na tích tụ sẽ có thể khiến thận suy giảm chức năng. 

                                                                                                      

                                                                                                       Không nên ăn quá mặn đối với người bị viêm đường tiết niệu
 

  • Chất kích thích, đồ uống có gas, cồn chưa bao giờ có lợi cho cơ thể trong đó có hệ tiết niệu. Chất kích thích như thuốc lá có chứa hàm lượng cao thành phần gây nghiện, làm tổn hại đến sức khỏe, gây nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy mà khi vi khuẩn E.coli xâm nhập gây viêm đường tiết niệu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi tấn công sâu hơn vào cơ thể. 

  • Người bị viêm đường tiết niệu cũng cần phải tránh các loại dầu mỡ có nguồn gốc từ động vật hoặc những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, phomai, socola,… vì chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. 

4.Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội 

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

 

 

BÀI VIẾT KHÁC

Hải Phòng hỗ trợ Hải Dương 5 tỷ và 500 ngàn khẩu trang để chống dịch COVID-19

Nhằm chia sẻ khó khăn với tỉnh bạn trong đại dịch COVID-19, chính quyền thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ cho Hải Dương 500 ngàn khẩu trang y tế và 5 tỷ đồng chống dịch. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24H.VN để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19.

Từ 18/2, Hà Nội yêu cầu người từ ổ dịch của 12 tỉnh, thành phải tự cách ly

Chiều 18/2, Sở Y tế Hà Nội phát đi thông báo tất cả những người dân sinh sống trên địa bàn TP đi từ các ổ dịch COVID-19 của 12 tỉnh, thành phải tự cách ly y tế. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24.VN để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19.

Danh sách các tỉnh, thành tiếp tục cho nghỉ học sau Tết

Tính đến cuối giờ chiều 17/2, đã có hàng chục tỉnh, thành thông báo tiếp tục cho phép học sinh nghỉ học sau Tết để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24H.VN để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19.

Hà Nội khẩn tìm người đã đến 5 địa điểm sau khi có ca mắc COVID-19 mới

Liên quan đến ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội có thông báo khẩn tìm người đến 5 địa điểm có nguy cơ lây nhiễm. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24H.VN để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19.

0973252026