BỆNH HỞ VAN HAI LÁ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

18/12/2021

Hở van hai lá (hở van 2 lá, hở van tim 2 lá) hay suy van hai lá là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt, khiến máu chảy ngược. Nếu ở mức độ nặng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc bơm đầy đủ đến các phần còn lại của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim. Hãy cùng thuockedon24h tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về bệnh lý này nhé!

I. HỞ VAN HAI LÁ LÀ BỆNH GÌ?

- Hở hai lá (HoHL) là tình trạng van hai lá đỏng không kín nên có dòng máu từ thát trái về nhĩ trái trong thời kì tâm thu.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HỞ VAN HAI LÁ

- Nguyên nhân do hở hai lá có nhiều: do hậu quả của thấp tim (hay gặp nhất), bảm sinh (van hai lá hình dù, sa van hai lá,...) do các bệnh khác nếu điều trị không tốt sẽ gây biến chứng suy tim làm giãn buồng thát trái, giãn vông van hai lá gây hở van hai lá (bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, Basedow, bệnh cơ tim giãn,...), do chán thương, thoái hóa, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,...

III. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH HoHL

1. Cơ năng (có biểu hiện khi HoHLvừa đến nhiều): khó thở khi gắng sức, nặng hơn có khó thở thường xuyên. Hồi hộp, đánh trống ngực. Có thể cỏ ho, khạc bọt hồng nếu bệnh nhân có biểu hiện suy tim trái hoặc phù phổi cáp.

2. Thực thể

- Mỏm tim đập mạnh và lệch trái.

- Nghe: thổi tâm thu ở mỏm, lan ra nách. Âm sắc cao, tiếng thổi thô. T1 mờ, T2 mạnh có khi tách đôi. Rung tâm trương lưu lượng.

- Gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù, phổi có ran ảm nếu HoHL nhiều biến chứng suy tim.

3. Xét nghiệm

- Điện tim đồ: dày nhĩ trái, dày thất trái, rung nhĩ, ngoại tâm thu,...

- Chụp tim phổi thẳng: giãn thất trái và nhĩ trái. Dấu hiệu ứ máu phổi, phù phổi.

- Siêu âm - Doppler tim: rát có giá trị để chần đoán HoHL. Dựa vào diện tích dòng màu HoHL để đánh giá mức độ HoHL nhẹ (S < 4cm2), vừa (4cm2< s < 8cm2) hay nặng (S > 8cm2). Đánh giá chức năng thát trái, áp lực động mạch phổi, nguyên nhân hờ van hai lá.

Tinh trạng tổn thương van hai lá và dây chẳng van, các tổn thương phối hợp khác,...

+ Thông tim: chụp buồng thát trái cho phép đánh giá mức độ HoHL. Chức năng thất trái, áp lực động mạch phổi,...

VI. ĐIỀU TRỊ HỞ VAN HAI LÁ HIỆU QUẢ

1. Nguyên tắc

- Điều trị triệu chứng

- Điều trị nguyên nhân

- Phòng bệnh

 

2. Điều trị nội khoa

a. Điều trị không thuốc

- Nghỉ ngơi, ăn nhạt - ăn đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

- Thở oxy

- Không dùng chất có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, cafe, thuốc lá.

b. Điều trị thuốc

• Thuốc trợ tim:

- Digitalis: dùng trong trường hợp rung nhĩ nhanh > 80 chu kì/phút. LL: 0,25mg-0,50mg/24 giờ.

- Doparmin hoặc doputamin: dùng trong trường hợp suy tim có giảm phân số tổng máu EF < 50%, HA thấp. LL 2mcg-5mcg/kg/giờ.

- Lợi tiểu: khi bệnh nhân có khó thở và lượng nước tiểu 24h < 800ml.

+ Thiazid: ví dụ như: Hypothiazid 25mg-50mg/24 giờ.

+ Lợi tiểu quai: ví dụ như furosemid tiêm hoặc uống. LL: 20mg-80mg/24 giờ.

+ Lợi tiểu giữ Kali, ví dụ như: verospiron 25mg-50mg/24 giờ

- Giãn mạch:

+ Ức chế men chuyển: ví dụ: coversyl 4mg/24 giờ, renitec 5mg/24 giờ, zestril 5mg/24 giờ, ...

+ Chẹn thụ thể AT1.

+ Chẹn giao cảm beta 25mg/24 giờ.

- Thuốc điều trị rối loạn nhịp.

+ Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất: Ví dụ amiodaron 200mg-400mg/24 giờ. Tuần uống 5 ngày nghỉ 2 ngày.

+ Cơn nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất: chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci, sốc điện, điều trị bằng RF.

+ Thuốc chống đông: ví dụ: kháng vitamin K 1mg-4mg/24 giờ (dùng cho bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ như: rung nhĩ, tim to, chức năng tâm thu thất trái giảm), duy trì INR trong khoảng từ 2-3.

 

c. Điều trị nguyên nhân phối hợp

- THA: điều trị và quản lý tốt bệnh THA.

- Bệnh mạch vành.

- Bệnh tiểu đường.

- Bệnh Basedow, ...

 

3. Điều trị phẫu thuật: mổ sửa hoặc thay van hai lá.

a. Chỉ định

- Nhóm I:

+ Bệnh nhân HoHL nặng, cấp tính, có triệu chứng lâm sàng.

+ Bệnh nhân HoHL nặng, mạn tính, NYHA II-IV, không có rối loạn chức năng thất trái nặng (phân số

tống máu thất trái > 30%) và đường kính cuối tâm thu thất trái < 55mm).

+ Bệnh nhân HoHL nặng, mạn tính, chưa có triệu chứng cơ năng, rối loạn chức năng tâm thu thất trái nhẹ (phân số tống máu từ 30-60% và/hoặc đường kính cuối tâm thu thất trái > 40mm).

+ Sửa van hai lá nên được áp dụng cho bệnh nhân HoHL mạn tính hơn là thay van hai lá.

- Nhóm II:

+ Bệnh nhân HoHL nặng, mạn tính, chưa có triệu chứng cơ năng, chức năng tâm thu thất trái còn

bù (phân số tống máu thất trái > 60% và/hoặc đường kinh cuối tâm thu thất trái < 40mm, mới xuất hiện rung nhĩ.

+ Bệnh nhân HoHL nặng, mạn tính, chưa có triệu chứng cơ năng, chức năng tâm thu thất trái còn bù, áp lực động mạch phổi tăng cao (áp lực tâm thu động mạch phổi > 50mmHg lúc nghỉ hoặc > 60mmHg lúc gắng sức).

+ Bệnh nhân HoHL nặng, mạn tính, chưa có triệu chứng cơ năng, chức năng tâm thu thất trái còn

bù, khi khả năng sửa van hai lá thành công > 90% tại các trung tâm lớn.

b. Theo dõi sau mổ

- Kiểm tra lâm sàng và siêu âm tim sau mổ từ 4-6 tuần, sau đó 1 năm/lần. Siêu âm đánh giá kết quả mổ, tình trạng van, chức năng tim, ...

- Bệnh nhân thay van cơ học phải điều trị thuốc chống đông thường xuyên, theo dõi INR từ 2,5-3,5.

 

4. Phòng bệnh 

a. Hở van hai lá do thấp: cần tiêm phòng thấp cấp II và theo dõi bệnh định kì.

b. Hở van hai lá do biến chứng của các bệnh khác: điều trị tốt bệnh chính để không làm giảm thất trái làm giãn vòng van hai lá gây hở van.

V. Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội 

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026

  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

BÀI VIẾT KHÁC

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU TA CẦN BIẾT?

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, đôi lúc chúng ta nghe thấy các thông tin về loại vi khuẩn có tên "vi khuẩn ăn thịt người". Vậy loại vi khuẩn này có thực sự "ăn thịt người" hay không? Cùng Thuốc Kê Đơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

LAO HẠCH CÓ PHẢI BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG ?

Khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến lao phổi, bệnh lao không chỉ xuất hiện ở phổi mà còn ở bộ phận khác trên cơ thể đó là lao hạch. Trong những năm gần đây lao hạch đang dần phổ biến trở lại. Bệnh lao hạch có phải là bệnh truyền nhiễm không? Sau đây, Thuốc Kê Đơn xin cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh lao hạch tại bài viết dưới đây.

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến hay gặp hiện nay, và bệnh nhân khi mắc phải đều phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Không những thế đái tháo đường còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị đái tháo đường, chúng ta cần hiểu rõ đái tháo đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh đái tháo đường. Cùng Thuockedon24h tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

BỆNH VIÊM CƠ TIM VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Viêm cơ tim là một tình trạng nhiễm trùng cơ tim làm hoại tử và thoái hóa các tế bào cơ tim. Bệnh thường xuất hiện ở những người khỏe mạnh có thể dẫn đến suy tim cấp, tử vong và có các rối loạn nhịp phức tạp. Tỉ lệ mắc bệnh từ 1/100.000 đến 10/100.000 dân số. Chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời viêm cơ tim mang lại kết quả rất khả quan cho người bệnh. Bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn sẽ chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng của bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách.

0973252026