BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU TA CẦN BIẾT?

18/11/2022

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, đôi lúc chúng ta nghe thấy các thông tin về loại vi khuẩn có tên "vi khuẩn ăn thịt người". Vậy loại vi khuẩn này có thực sự "ăn thịt người" hay không? Cùng Thuốc Kê Đơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI LÀ GÌ? 

Trên thực tế không có vi khuẩn nào "ăn thịt người", mà cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” hay được các phương tiện truyền thông sử dụng về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis - NF).

Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn hay gây viêm cân mạc hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal - GABHS). Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác gây viêm cân mạc hoại tử, chẳng hạn như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,...), E. coli, Aeromonas hydrophila,...

Các loài vi khuẩn này thực ra không ăn thịt người nhưng nó lại phóng ra chất độc làm tổn thương các mô lân cận, gây ra tình trạng hoại tử, vì vậy nhiều người gọi là  vi khuẩn ăn thịt người. Tình trạng viêm cân mạc hoại tử chỉ xảy ra khi “vi khuẩn ăn thịt người” tiếp xúc tới lớp cân mạc, một lớp mô liên kết bên dưới da.

Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm hai loại. Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp (nhiễm nhiều loại vi khuẩn), thường kết hợp giữa một loài vi khuẩn yếm khí kết hợp với một hoặc nhiều loại vi khuẩn yếm khí tùy nghi. Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, và giữa hai loại viêm cân mạc hoại tử thì viêm cân mạc hoại tử loại II chiếm đa số trường hợp.

 

Vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) có lây nhiễm từ người sang người  không?

       2. Nguyên nhân gây bệnh vi khuẩn ăn thịt người 

Vi khuẩn ăn thịt người tồn tại trong tự nhiên ở những nơi bùn đất hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm,... Thông thường sẽ có một số các nguyên nhân làm lây bệnh phổ biến đó là:

Ngâm mình trong bùn đất giá rét để gieo lúa

Người bệnh hít phải không khí bụi bẩn, hay phơi mình dưới nước mưa bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người.

Khi chân tay hoặc các bộ phận trên cơ thể bị trầy xước và có vết thương hở, sau đó tiếp xúc với bùn đất tại ao hồ sông suối, đầm lầy hoặc các nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.

Bệnh whitmore thường không lây từ người sang người qua đường hô hấp, hay từ động vật lây sang người qua không khí, mà chỉ lây qua khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn ăn thịt người, cho nên bệnh không có khả năng bùng phát thành đại dịch trên diện rộng.

       3. Các triệu chứng của bênh vi khuẩn ăn thịt người 

Sau 24 giờ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau mạnh hơn bình thường ở xung quanh vết thương, vết cắt, chỗ trầy xước,…
  • Có các triệu chứng giống cảm cúm như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, chóng mặt, khó chịu trong người.
  • Thấy khát nước liên tục.

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? | Vinmec

Các biến chứng khôn lường có thể xảy ra khi bị nhiễm bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn ăn thịt người tuy không tạo thành đại dịch toàn cầu, nhưng các biến chứng mà bệnh gây ra vô cùng nguy hiểm, đó là:

  • Tổn thương phổi nghiêm trọng
  • nhiễm trùng huyết
  • nguy hiểm hơn là người bệnh sẽ phải cắt bỏ chân tay, phần đã bị nhiễm trùng để bảo toàn tính mạng, trong một số trường hợp nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng khiến cho phần mô của cơ và da của người bệnh bị hoại tử rất nhanh, trong quá trình điều trị bệnh sẽ phải dùng đến kháng sinh liều cao từ 2 đến 4 tuần liên tục, sau đó phải duy trì 3 đến 6 tháng tiếp theo, để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đối với những người có các bệnh lý như nghiện rượu, đái tháo đường, bệnh về gan thận,... thuộc cách nhóm có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ bị phát bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn là rất cao.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' trú ẩn trong hàu sống - Sức khỏe

Phương pháp phòng và điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người 

Biện pháp phòng bệnh :

  • Khi phải làm việc ở các môi trường nước hoặc bùn đất, cần phải trang bị đầy đủ găng tay, giày và đồ bảo hộ.

  • Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính, cần hết sức hạn chế tiếp xúc với môi trường nước, hoặc đất bị ô nhiễm, trong trường hợp chân tay có vết thương hở.

  • Hạn chế phơi mình dưới trời mưa, đi dưới vùng nước ngập. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì cần che chắn thật kỹ, bởi vì vi khuẩn ăn thịt người whitmore sống rất lâu và sinh sôi ở trong môi trường này.

  • Các nhân viên y tế cần phải mang đầy đủ các đồ bảo hộ, để tránh bị lây nhiễm bệnh trong khi làm việc.

  • Thường xuyên khử trùng dao và thớt, không dùng miếng rửa chén trong thời gian quá lâu.

  • Thực hiện ăn chín uống sôi.

  • Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường của bệnh, không nên tự chữa theo cách thông thường, mà phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Phương pháp chữa bệnh vi khuẩn ăn thịt người

  • Thời gian của một phác đồ điều trị thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày, trong nhiều trường hợp bệnh nặng có thể kéo dài tiếp từ 4 đến 6 tuần, sau thời gian đó bệnh nhân vẫn duy trì dùng kháng sinh từ 3 đến 6 tháng.

  • Tùy vào tình trạng sức khỏe, mà bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chăm sóc theo chế độ đặc biệt và có hỗ trợ máy thở trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao, lơ mơ, co giật.

  • Nếu tuân theo đầy đủ các phác đồ điều trị của bác sĩ, thì nguy cơ bệnh tái phát hầu như là không xảy ra.

Whitmore vi khuẩn ăn thịt người, 7 cách phòng bệnh cần biết

Thuốc Kê Đơn hy vọng, với bài viết trên, mọi người đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của vi khuẩn mang tên "vi khuẩn ăn thịt người" để có thể trang bị cho mình cách phòng tránh 1 cách hiệu quả. 

Để được tư vấn, vui lòng bấm hotline  0973 252 026

BÀI VIẾT KHÁC

LAO HẠCH CÓ PHẢI BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG ?

Khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến lao phổi, bệnh lao không chỉ xuất hiện ở phổi mà còn ở bộ phận khác trên cơ thể đó là lao hạch. Trong những năm gần đây lao hạch đang dần phổ biến trở lại. Bệnh lao hạch có phải là bệnh truyền nhiễm không? Sau đây, Thuốc Kê Đơn xin cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh lao hạch tại bài viết dưới đây.

BỆNH HỞ VAN HAI LÁ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hở van hai lá (hở van 2 lá, hở van tim 2 lá) hay suy van hai lá là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt, khiến máu chảy ngược. Nếu ở mức độ nặng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc bơm đầy đủ đến các phần còn lại của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim. Hãy cùng thuockedon24h tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về bệnh lý này nhé!

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến hay gặp hiện nay, và bệnh nhân khi mắc phải đều phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Không những thế đái tháo đường còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị đái tháo đường, chúng ta cần hiểu rõ đái tháo đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh đái tháo đường. Cùng Thuockedon24h tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

BỆNH VIÊM CƠ TIM VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Viêm cơ tim là một tình trạng nhiễm trùng cơ tim làm hoại tử và thoái hóa các tế bào cơ tim. Bệnh thường xuất hiện ở những người khỏe mạnh có thể dẫn đến suy tim cấp, tử vong và có các rối loạn nhịp phức tạp. Tỉ lệ mắc bệnh từ 1/100.000 đến 10/100.000 dân số. Chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời viêm cơ tim mang lại kết quả rất khả quan cho người bệnh. Bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn sẽ chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng của bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách.

0973252026