Trẻ khò khè phần lớn nguyên nhân được xác định chủ yếu là do trẻ bị hen. Tuy nhiên, trẻ khò khè còn có thể do những nguyên nhân khác như các bệnh ở phổi, dị vật đường thở, ... Để tìm hiểu thêm về các nguyên nhân có thể dẫn đến tiếng thở khò khè ở trẻ nhỏ mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của THUOCKEDON24H.VN.
Mục lục
1. Trẻ khò khè là như thế nào?
- Khò khè là tiếng thở liên tục của trẻ khi một luồng khí mạnh đi qua đường thở bị hẹp và tác động vào thành đường thở.
- Trẻ khò khè phát ra âm thanh có âm sắc cao nhưng cũng có thể thấp, đơn âm hoặc đa âm và xảy ra cả khi hít vào hoặc thở ra. Trong đó, khò khè đơn âm do đường thở lớn bị tắc nghẽn còn khò khè đa âm do đường thở nhỏ bị tắc nghẽn.
2. Nguyên nhân trẻ khò khè
2.1 Nguyên nhân khiến trẻ khò khè theo cơ chế tắc nghẽn
- Hẹp đường thở trong: Phần lớn trẻ khò khè do bị hen, nhưng cũng có thể do tiểu phế quản bị viêm, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, niêm mạc thực quản bị phù nề, chức năng nuốt bị rối loạn; ngộ độc, sốc phản vệ gây co thắt phế quản; cấu trúc đường thở trong có bất thường như phế quản bị hẹp, loạn sản phế quản phổi, mềm sụn khí phế quản, ...
- Tắc nghẽn trong lòng đường thở: Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khò khè là do trẻ nuốt phải dị vật hoặc trẻ có khối u trong lòng khí phế quản.
- Đường thở bị chèn ép từ bên ngoài: Các nguyên nhân khiến đường thở bị chèn ép từ bên ngoài như nang phổi, phình mạch máu, khối u ác tính, u nguyên bào thần kinh, u hạch thần kinh, u tuyến ức, u lympho, trẻ mắc bệnh ở đường hô hấp như lao hoặc bạch hầu.
- Các nguyên nhân khác: Trẻ khò khè do bị suy tim xung huyết, hệ miễn dịch suy giảm, hội chứng Kartagener, xơ nang.
2.2 Nguyên nhân trẻ khò khè theo độ tuổi
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi: Nguyên nhân thường gặp là do viêm tiểu phế quản, trẻ bị hen suyễn nhũ nhi, hội chứng tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD). Nguyên nhân ít gặp là do bệnh lý trào ngược dạ dày, trẻ nuốt phải dị vật. Khò khè hiếm gặp ở trẻ có đường hô hấp bị dị tật bẩm sinh, hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh.
- Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Nguyên nhân chủ yếu cũng là do trẻ bị hen suyễn hoặc viêm phổi có hội chứng tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD). Những trường hợp ít gặp hơn là khi trẻ nuốt phải dị vật. Rất hiếm gặp trẻ bị khò khè do lao hạch hoặc u trung thất gây ra.
3. Phân loại trẻ khò khè
3.1 Trẻ khò khè cấp tính hay mãn tính?
- Khò khè cấp tính: Khò khè cấp tính bao gồm hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm tiểu khí phế quản, dị vật đường thở, dị vật thực quản.
- Khò khè mãn tính, tái phát: Trẻ khò khè mãn tính liên quan đến các dị dạng về cấu trúc đường thở như có khối u, hạch, khí quản bị hẹp; chức năng đường thở bất thường như hen phế quản, phổi mô kẽ, xơ nang, hệ miễn dịch suy giảm, nuốt phải dị vật.
3.2 Trẻ khò khè do bị hen siêu vi hay hen dị ứng?
- Hen do siêu vi: Trẻ bị nhiễm siêu vi làm khởi phát cơn hen, giữa hai đợt hen không có triệu chứng, trẻ không có tiền sử gia đình và bản thân từng mắc bệnh hen.
- Hen do dị ứng: Trẻ có tiền sử dị ứng, giữa hai đợt cấp xuất hiện triệu chứng kéo dài, xét nghiệm IgE trong máu tăng.
.jpg)
Hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây khò khè ở trẻ
4. Chẩn đoán trẻ khò khè
Chẩn đoán trẻ khò khè chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng để có thể mô tả được tiếng thở của trẻ có bị khò khè hay không, tránh nhầm lẫn với tiếng ngáy, tiếng thở do bị nghẹt mũi, tiếng thở rít, tiếng ứ đọng do dịch đờm.
Chẩn đoán tiếng khò khè ở trẻ bao gồm các thăm khám sau:
- Đánh giá thể trạng chung (cân nặng, chiều cao, các dấu hiệu sinh tồn, SpO2, tím tái đầu chi, ngón tay có hình dùi trống)
- Khám ngực (nhìn, sờ, gõ)
- Khám phổi (nghe),
- Khám tim (tìm âm thổi và các dấu hiệu suy tim),
- Khám da (tìm chàm nếu trẻ bị dị ứng)
- Khám mũi họng (tìm dấu hiệu viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc polyp ở mũi)
- Tiến hành các xét nghiệm (máu, dịch đờm, chẩn đoán hình ảnh).
4.1 Khám ngực kiểm tra trẻ khò khè
Khám ngực và quan sát để kiểm tra những đặc điểm sau có xuất hiện ở trẻ khò khè không:
- Trẻ có bị khó thở, thở nhanh, co lõm lồng ngực hoặc có bất thường nào về mặt cấu trúc.
- Đường kính lồng ngực của trẻ có tăng lên kèm theo tình trạng ứ khí mãn tính không.
- Tắc nghẽn đường thở làm ngực lõm và áp suất lồng ngực tăng lên
- Trẻ có bị vẹo cột sống do biến chứng chèn ép đường thở gây ra.
Sau khi quan sát kỹ lưỡng trẻ khò khè, tiến hành sờ hạch để xác định vị trí hạch nằm ở trên hay lệch so với khí quản. Tiếp theo, gõ ngực để kiểm tra cơ hoành nằm ở vị trí nào và âm dội giữa các vùng phổi có khác biệt không.
4.2 Khám phổi kiểm tra trẻ khò khè
Nghe phổi đối xứng để xác định vị trí tiếng khò khè của trẻ là lan tỏa hay khu trú (khu trú gợi ý cấu trúc đường thở có bất thường), xuất hiện ở thì hít vào hay thở ra hay ở cả hai thì, luồng khí thay đổi ở những vùng phổi khác nhau như thế nào.

Để chẩn đoán nguyên nhân trẻ khò khè, bác sĩ có thể nghe phổi đối xứng
- Trẻ thở ra kéo dài gợi ý đường thở bị hẹp.
- Âm tiếng trẻ khò khè không thay đổi trên toàn phổi và độ lớn của âm thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách của vị trí tắc nghẽn.
Với những trường hợp đường dẫn khí nhỏ bị tắc nghẽn, độ hẹp đường dẫn khí thay đổi từ vị trí này đến vị trí khác trong phổi có thể do hen, xơ nang.
Đặc biệt, khi kiểm tra phổi trẻ khò khè cần xác định đặc điểm của tiếng ran nổ như:
- Nếu tiếng khò khè nghe cùng với tiếng ran nổ có thể gợi ý chẩn đoán giãn phế quản do xơ nang, suy giảm miễn dịch.
- Nếu nghe được tiếng ran nổ khi hít vào ở trẻ bị hen có nghĩa là đường thở đóng lại khi vào hoặc chất tiết trong đường thở làm ảnh hưởng đến luồng khí đi qua.
- Nếu nghe được tiếng ran nổ khi hít vào ở cuối thì gợi ý các bệnh phổi mô kẽ, suy tim xung huyết ở giai đoạn sớm có thể kèm theo.
Tuy nhiên, cần lưu ý sự hiện diện của tiếng ran nổ không giúp chẩn đoán loại trừ bệnh hen. Trẻ bị hen sẽ đáp ứng với thuốc giãn phế quản và giảm khò khè, tuy nhiên, không loại trừ những bệnh khác kèm theo nếu có dấu hiệu nghi ngờ trên lâm sàng.
5. Thông Tin Liên Hệ
Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội