Những ngày khó quên ở Sơn Lôi - tâm dịch đầu tiên của Việt Nam

27/02/2021

Là ổ dịch đầu tiên ở Việt Nam, cảm giác trong mỗi người dân tại Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) khi ấy chính là sợ hãi. Các y, bác sĩ, đến cán bộ y tế ngày đêm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để kiểm soát dịch tễ cũng không ngoại lệ, nhưng người khoác áo blouse trắng còn lo sợ thì bệnh nhân lấy ai làm chỗ dựa…? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24H.VN để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19.

 

(Thứ bảy, 27/02/2021 14:56)

Là ổ dịch đầu tiên ở Việt Nam, cảm giác trong mỗi người dân tại Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) khi ấy chính là sợ hãi. Các y, bác sĩ, đến cán bộ y tế ngày đêm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để kiểm soát dịch tễ cũng không ngoại lệ, nhưng người khoác áo blouse trắng còn lo sợ thì bệnh nhân lấy ai làm chỗ dựa…?

Thầy thuốc kiêm chuyên gia tâm lý

Sáng 13/2/2020, xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) chính thức có lệnh phong tỏa do có ca mắc COVID-19. Trong đó có trường hợp một gia đình 3 người cùng mắc.

Để đảm bảo an toàn cho người dân xã Sơn Lôi, 12 điểm chốt chặn xung quanh xã này đã khẩn trương được thành lập. Mỗi điểm trực chốt chặn có từ 10 - 12 người, trực 24/24h với nhiệm vụ phun khử trùng, đo thân nhiệt, theo sát tình hình sức khỏe của người dân...

Tại 12 chốt chặn ra vào xã Sơn Lôi, cán bộ y tế túc trực để kiểm soát dịch tễ.

Cùng ngày, khi 10.600 nhân khẩu của xã Sơn Lôi bắt đầu "nội bất xuất, ngoại bất nhập" thì tại trạm y tế xã này, cán bộ y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật huyện Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương "cắm chốt" để nắm bắt thông tin dịch bệnh. Trước khoảng sân nhỏ hẹp của Trạm y tế xã Sơn Lôi, 2 xe cứu thương (một xe để vận chuyển cấp cứu những bệnh nhân có bệnh thông thường; một xe cứu thương chuyên để vận chuyển những ca nghi ngờ mắc COVID-19) đã sẵn sàng lăn bánh, đưa những người liên quan đến cơ sở cách ly.

Chị Nguyễn Thị Hương - 1 trong 9 người cùng đoàn bác sỹ thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc được điều động về tăng cường cho Sơn Lôi.

Trong những ngày Sơn Lôi có ca mắc COVID-19, hơn 10.000 nhân khẩu đều được kiểm soát dịch tễ sát sao.

Ngày nào, chị Hương cùng 60 người khác là cán bộ y tế và lực lượng chức năng địa phương cũng cần mẫn làm một công việc, đó là "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" ở xã Sơn Lôi để kiểm soát dịch tễ.

Là ổ dịch đầu tiên của Việt Nam nên những người bệnh, người dân tại xã Sơn Lôi chỉ có một cảm giác duy nhất là lo lắng, sợ sệt, nhất là khi nắm thông tin về các ca tử vong tại Vũ Hán (Trung Quốc). Bản thân chị Hương cùng các đồng nghiệp cũng không ngoại lệ, nhưng chị Hương bảo: "Mình còn sợ thì lấy ai làm chỗ dựa cho người bệnh, người dân đây?".

Biểu ngữ quen thuộc trước chùa Linh Đa Tự (thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi). Ảnh: Chí Cường.

Mặc dù là cán bộ phụ trách ở khâu sàng lọc tại địa phương, vất vả, áp lực khi mỗi ngày phải kiểm soát dịch tễ hơn 10.000 nhân khẩu nhưng khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện bệnh, nghi nhiễm hoặc các trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh, việc cần làm đầu tiên của chị Hương chính là làm công tác tư tưởng cho người bệnh.

Chị Hương trải lòng: "Nếu hỏi mình có sợ hãi không, có lo lắng không khi mà hàng ngày phải đi gõ từng nhà, rà từng hộ gia đình để kiểm soát dịch tễ, mình có chứ, nhưng nếu sợ hãi thì ai sẽ gánh vác công việc của chúng tôi đây? Và nếu chúng tôi sợ hãi thì điều gì sẽ xảy ra với người dân, với cộng đồng?".

Tại vùng dịch Sơn Lôi, từ người già đến trẻ nhỏ đều được cán bộ y tế "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để hướng dẫn đeo khẩu trang. Ảnh: Chí Cường.

Những bó hoa tươi thắm trong khu cách ly

Ở một diễn biến khác, tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà cách xã Sơn Lôi không xa, nhóm 24 bác sĩ, điều dưỡng cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn của Tổ công tác đặc biệt do Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch điều động đang điều trị, theo dõi, chăm sóc trực tiếp cho 5 bệnh nhân nhiễm COVID-19 và 39 trường hợp nghi nhiễm.

BSCKII Trần Quang Vịnh và niềm vui khi các ca bệnh lần lượt âm tính với virus SARS-CoV-2. Ảnh: B.Loan

Mặc dù đã trở lại với công việc chuyên môn tại Khoa Bệnh Truyền nhiễm (BVĐK khu vực Phúc Yên) nhưng BSCKII Trần Quang Vịnh khó có thể quên được những ngày được điều động tăng cường đến Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà để hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Đó là vào ngày 7/2/2020, khi BSCKII Trần Quang Vịnh vừa kết thúc những ca trực Tết Nguyên đán Canh Tý.

Bác sĩ Vịnh kể: "Dịch xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, nên người bệnh nào ở đây cũng bị nặng nề tâm lý. Họ hoang mang, lo sợ bởi ở thời điểm đó, số người tử vong ở Vũ Hán không ngừng tăng. Còn bản thân mình là bác sĩ, cũng lo chứ, vì đằng sau biết bao nhiêu con người trong gia đình, nhưng phải ổn định tâm lý thôi. Tôi làm bác sĩ, kiêm luôn cả chuyên gia tâm lý và nhân viên dọn dẹp vệ sinh cho bệnh nhân. Mình phải trấn an bệnh nhân rằng đây không phải bệnh mãn tính, bệnh nhân chỉ cần ăn ngủ tốt, chịu khó vận động thì sẽ sớm khỏi bệnh".

BSCKII Trần Quang Vịnh sau những giờ trực căng thẳng. Ảnh: B.Loan

Bác sĩ Vịnh nhớ lại, 20 ngày sau khi được điều động, các bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà lần lượt có kết quả âm tính trở lại.

"Ngày 26/2/2020, chúng tôi công bố người bệnh COVID-19 cuối cùng điều trị thành công tại cơ sở y tế tuyến huyện là phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ngày đó, tôi nhận được bó hoa từ bệnh nhân. Có lẽ, đó là những bông hoa đẹp nhất mà tôi được nhận trước ngày 27/2 và đó là những bông hoa ấn tượng nhất, bởi đó là hoa được người nhà của bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng tặng kèm lời cảm ơn chân thành nhất, khi tôi và các y bác sĩ đã điều trị cho cả 3 người trong gia đình bệnh nhân đó khỏi bệnh", bác sĩ Vịnh trải lòng.

ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn trong phòng cách ly bệnh nhân khỏi COVID-19 tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ảnh: B.Loan

ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn, Phó trưởng Khoa Viêm gan (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cũng là người được tăng cường điều trị bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà ngay khi Sơn Lôi có ca nhiễm đầu tiên.

Hơn 30 ngày tăng cường tại đây, với ThS.BS Nguyễn Văn Tuấn, những cuộc gọi facetime ngoài giờ trực với gia đình và 2 con nhỏ chính là động lực lớn nhất để anh hoàn thành nhiệm vụ.

Vừa nói, bác sĩ Tuấn vừa chỉ tay vào chiếc điện thoại bảo: "Ngày lên Vĩnh Phúc tăng cường, con trai mới 7 tuổi nhưng ngày về, dù chưa đầy 2 tháng cả thời gian cách ly, nhưng hai đứa nhỏ, đứa nào cũng phổng phao…".

Nguồn Sở Y tế Hà Nội

Trước tình hình dịch bệnh, người dân không nên hoang mang, không chủ quan, hãy chung tay phòng chống dịch bệnh, tự giác khai báo y tế.

Mỗi cá nhân phải thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Với trẻ em và người già sức đề kháng kém cần bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể ,... Và đặc biệt phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng dịch của Bộ Y Tế và các cơ quan chức năng. 

Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam cùng thực hiện chung sống an toàn cùng đại dịch 19 với thông điệp 5K: Khẩu trangKhử khuẩnKhoảng cách Không tụ tập – Khai báo y tế. Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Thuockedon24h.vn tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, cùng với tinh thần chống dịch như chống giặc của Nhân dân Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19 thêm một lần nữa!

BÀI VIẾT KHÁC

Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn

Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong điều trị và chăm sóc vì cho rằng đó là cảm sốt bình thường. Bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn sẽ chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng của bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích!

Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm và thời gian diễn tiến cũng thường rất nhanh. Do đó, người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm ruột thừa để kịp thời đến bệnh viện cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé!

Bệnh ho gà : Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Tìm hiểu để chủ động phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh biến chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé !

0973252026