Co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi: Phải làm gì và những điều cần biết

04/03/2021

Co giật do sốt xảy ra ở 3 hoặc 4 trong số 100 trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng thường xảy ra nhất vào khoảng 12 đến 18 tháng tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi vào thời điểm xuất hiện cơn sốt đơn giản đầu tiên có khoảng 50% khả năng bị cơn sốt khác, trong khi trẻ trên một tuổi khi bị cơn động kinh đầu tiên có khoảng 30% khả năng bị cơn thứ hai. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của THUOCKEDON24H.VN để cập nhật những thông tin hữu ích nhé !

Co giật do sốt xảy ra ở 3 hoặc 4 trong số 100 trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng thường xảy ra nhất vào khoảng 12 đến 18 tháng tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi vào thời điểm xuất hiện cơn sốt đơn giản đầu tiên có khoảng 50% khả năng bị cơn sốt khác, trong khi trẻ trên một tuổi khi bị cơn động kinh đầu tiên có khoảng 30% khả năng bị cơn thứ hai. Tuy nhiên, chỉ một số rất nhỏ trẻ em bị sốt co giật sẽ phát triển thành bệnh động kinh. Vậy khi trẻ tuổi biết đi co giật do sốt thì phải làm gì ? Để có thêm thông tin hơn về co giật do sốt ở trẻ biết đi, những nội dung trong bài viết này sẽ rất hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn.

Mục lục 


1. Co giật do sốt ở trẻ mới biết đi là gì?

Co giật do sốt là tình trạng cơ thể phản ứng lại với sự tăng nhiệt độ đột ngột, thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Co giật do sốt có xu hướng xảy ra trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ mắc bệnh và khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 400C, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng cũng có thể xảy ra ở những ngưỡng nhiệt độ thấp hơn.

Nếu trẻ bị co giật do sốt, trẻ có thể:

  • Đảo mắt liên hồi
  • Chảy nước dãi
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Co giật, rung tay, rung chân hoặc rung toàn thân
  • Cứng chân tay
  • Da có dấu hiệu sạm nhẹ
  • Mất tỉnh táo

Trong hầu hết các trường hợp, co giật do sốt là vô hại, tuy nhiên điều này không khiến các bậc cha mẹ cảm thấy bớt sợ hãi khi bé bị sốt. Tình trạng co giật không kéo dài lâu và sau đó, trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ và dần dần khỏe lại.

Co giật do sốt cao thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Co giật do sốt ở trẻ mới biết đi phổ biến như thế nào?

Theo ước tính, có khoảng 2-4% trẻ dưới 5 tuổi sẽ bị co giật do sốt tại một thời điểm nào đó trong đời. Co giật do sốt thường gặp nhất ở những trẻ nằm trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng tuổi.

Một đứa trẻ có nhiều khả năng bị co giật do sốt hơn so với những trẻ khác trong những trường hợp sau:

  • Độ tuổi sinh con của người mẹ và người cha còn nhỏ
  • Trẻ bị co giật do sốt lần đầu tiên khi mới hơn 1 tuổi
  • Trẻ đã được hạ sốt khi lên cơn sốt lần đầu tiên
  • Cơn co giật xảy ra gần khi bắt đầu sốt

Bất cứ khi nào một đứa trẻ dưới 6 tuổi bị sốt, tình trạng co giật do sốt đều có thể xảy ra. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất dẫn đến co giật do sốt ở trẻ:

  • Nhiễm trùng: Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, trẻ có thể bị sốt. Sốt phát ban (Rubella), còn được gọi là bệnh thứ sáu, thường là thủ phạm gây nên tình trạng co giật do sốt bởi nó khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng một cách đột biến.
  • Tiêm chủng: Sốt có thể là phản ứng của cơ thể trẻ sau khi tiêm phòng một loại vaccine nào đó, đặc biệt là vacxin sởi, quai bị và rubella (MMR). Trẻ có thể bị sốt từ 8 đến 14 ngày sau tiêm, cá biệt cũng có những trường hợp co giật do sốt.

3. Nên làm gì khi trẻ bị co giật do sốt?

Điều các bậc cha mẹ cần làm lúc này là theo dõi thời gian các cơn co giật ở trẻ. Nếu chúng kéo dài quá 5 phút, ngay lập tức gọi xe cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện. Cha mẹ của trẻ cũng cần gọi xe cấp cứu trong những trường hợp sau:

  • Cơn co giật của trẻ kéo dài từ 5 phút trở lên
  • Trẻ cảm thấy khó thở hoặc da trở nên xanh xao
  • Trẻ bị cứng cổ
  • Trẻ li bì, thậm chí hôn mê

Đối với những trường hợp trẻ co giật trong khoảng thời gian ngắn, các bậc cha mẹ nên lật trẻ nằm nghiêng để trẻ không bị sặc nước bọt và lau sạch nước bọt trên miệng trẻ để giữ đường thở thông thoáng. Không nên đưa bất cứ thứ gì vào miệng của trẻ. Không giữ hoặc ghì trẻ trong lúc trẻ đang co giật bởi điều này có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương. Sau khi cơ co giật đã qua, hãy ôm ấp và an ủi, động viên trẻ. Lưu ý đừng nên cố hạ sốt cho trẻ khi chúng lên cơ co giật bằng cách cho trẻ uống thuốc, chườm khăn mát hay ngâm mình trong nước mát.

Sau khi cơn co giật kết thúc, hãy gọi cho bác sĩ kể cả đó là một cơn co giật với thời gian ngắn. Nếu được hãy sắp xếp thời gian đưa trẻ đến các cơ sở y tế kiểm tra để đảm bảo rằng bé không bị một nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc những vấn đề nào khác gây ra sốt. Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị cha mẹ trẻ cho bé dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen hay chườm khăn mát để hạ sốt cho bé.

Một số trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi có thể cần được thực hiện một số xét nghiệm y tế. Bác sĩ muốn đảm bảo rằng những cơn co giật do sốt này không phải xuất phát từ nguyên nhân viêm màng não – một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra ở niêm mạc não.

4. Ngăn ngừa tình trạng co giật do sốt ở trẻ.

  • Một số ông bố bà mẹ cố gắng ngăn ngừa tình trạng co giật do sốt ở trẻ bằng cách hạ sốt cho bé ngay lập tức. Tuy nhiên các cơn co giật có xu hướng xảy ra đột ngột, thậm chí nhiều bà mẹ còn chưa kịp nhận ra con mình vừa trải qua một cơn co giật như thế.
  • Nếu trẻ đã từng bị sốt và co giật trước đây, các bà mẹ nên chuẩn bị tâm lý bởi tình trạng này rất có thể sẽ được tái diễn lại ít nhất một lần nữa. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những mối lo liên quan đến co giật do sốt ở trẻ. Họ có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thời điểm tốt nhất để cố gắng hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu trẻ thường xuyên bị co giật do sốt, các bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc cho trẻ uống bất cứ khi nào bé sốt để giảm nguy cơ co giật. Tuy nhiên những loại thuốc này thường đi kèm với các tác dụng phụ không mong muốn và trong hầu hết các trường hợp, sốt co giật nhìn chung vô hại nên không cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Gia đình nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm nguy cơ co giật ở trẻ

5. Co giật do sốt có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?

  • Thông thường, co giật do sốt là kết quả của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus, chẳng hạn như cúm, viêm dạ dày, ban đỏ hoặc nhiễm trùng tai. Những trong một số trường hợp hiếm gặp, sốt là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như viêm màng não hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của trẻ và tiến hành các xét nghiệm sàng lọc nếu cảm thấy cần thiết.
  • Các cơn co giật do sốt kéo dài, thường từ 10 phút trở lên cũng có thể gây ra những tổn thương đối với não bộ của trẻ. Đó là lý do vì sao các bậc cha mẹ nên gọi xe cấp cứu nếu cơn co giật của bé diễn ra trong vòng hơn 5 phút. Và hãy nhớ, ngay cả khi các cơn co giật không tìm đến thì những cơn sốt cũng đã mang lại nhiều điều đáng sợ do đó cha mẹ trẻ cần hết sức cảnh giác trong những trường hợp trẻ bị sốt.
  • Những cơn co giật trong khi sốt của trẻ còn được gọi là hiện tượng co giật do sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ khi nhiệt độ tăng cao một cách đột ngột. Thông thường, những cơn co giật do sốt là vô hại. Trong trường hợp này, cha mẹ của trẻ nên giữ bình tĩnh, xoay trẻ nằm nghiêng để tránh sặc nước bọt, không cố gắng ghì giữ trẻ bởi điều đó có thể khiến xương của trẻ bị gãy và gọi ngay xe cấp cứu trong trường hợp cơn co giật kéo dài quá 5 phút.

6. Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội 

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

BÀI VIẾT KHÁC

Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn

Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong điều trị và chăm sóc vì cho rằng đó là cảm sốt bình thường. Bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn sẽ chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng của bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích!

Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm và thời gian diễn tiến cũng thường rất nhanh. Do đó, người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm ruột thừa để kịp thời đến bệnh viện cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé!

Bệnh ho gà : Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Tìm hiểu để chủ động phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh biến chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé !

0973252026