Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP.HCM xem xét giãn cách từng khu vực có dịch

08/02/2021

Trước tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp tại Thành Phố HỒ Chí Minh Bộ Y tế đề nghị xem xét giãn cách từng khu vực có dịch. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24H.VN để nhật những thông tin mới nhất về dịch COVID-19.

(Thứ hai, 08/02/2021 16:59)

Bộ Y tế thiết lập bộ phận thường trực đặc biệt tại 51 Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM do một Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách.

Sáng 8/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, tham gia đồng chủ trì cuộc họp khẩn với UBND TP.HCM về phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. 

Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định tình dịch của TP Hồ Chí Minh "khá phức tạp". Ảnh: Trần Minh

Chưa xác định được điểm khởi đầu của đợt dịch "khá phức tạp" này ở TP HCM

Sáng 8/2 (27 Tết Tân Sửu), TP.HCM phát hiện 24 ca mắc mới COVID-19 tại 6 quận, huyện của TP. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao TP HCM đã triển khai các biện pháp đáp ứng tình hình dịch rất khẩn trương và kịp thời, đặc biệt là các quận, huyện đã thực hiện rất quyết liệt.

Theo Bộ trưởng, ổ dịch tại khu bốc xếp hành lý Sân bay Tân Sơn Nhất "đã có từ trước", vì vậy từ 5 ca nhiễm COVID-19 tại đây qua truy vết và xét nghiệm đã phát hiện thêm 24 ca tại 6 quận, huyện của TP HCM.

Bộ Y tế nhận định tình dịch của TP HCM "khá phức tạp" vì ổ dịch trải qua các chu kỳ lây nhiễm và hiện nay chưa xác định được điểm khởi đầu của đợt dịch này. Có thể có thêm các trường hợp mắc COVID-19 trong thời gian tới hoặc là các ca đã khỏi.

Ảnh minh hoạ

"Nhóm công nhân bốc xếp hàng hoá (cả người nhiễm và chưa nhiễm) có thể không có điểm lây nhiễm từ khu vực bốc xếp vào khu hành khách, cũng như khu vực có người phục vụ trong Cảng Hàng không. Tuy nhiên, việc giao lưu của nhóm công nhân này đối với cộng đồng ở TP HCM rất lớn. Số ca nhiễm có thể không dừng ở con số 29 mà có thể có thêm"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

TP HCM cần nâng cao lên một bước, mạnh lên một bước trong hành động

Trước nguy cơ lây nhiễm cao, TP HCM cần hành động quyết liệt, khẩn trương và nâng cao lên một bước và mạnh lên một bước so với hiện nay. Trong đó, ưu tiên nhất là phải xác định các trường hợp công nhân bốc xếp hàng hóa và người thân của họ, đây là các trường hợp nguy cơ nhất. "Phải coi đây là những trường hơp nghi nhiễm để có hướng xác định" - Bộ trưởng lưu ý.

Thành phố không chỉ truy vết liên quan đến 29 trường hợp (BN1979, 4 ca sáng nay công bố và 24 ca dương tính vừa phát hiện) mà phải truy vết tất cả công nhân làm việc với nhau trong khu vực đó. Trước mắt truy vết 60 trường hợp công nhân liên quan đến các ca nhiễm, sau đó rộng ra các khu vực và công ty khác.

"Mặc dù họ có thể không nhiễm ở thời điểm này, nhưng có thể họ đã nhiễm và đã khỏi"- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Mặt khác, TP HCM phải khoanh vùng thật nhanh các địa bàn có trường hợp nhiễm, lấy mẫu xét nghiệm triệt để, trên diện rộng tất cả các trường hợp liên quan đến ca bệnh và khu vực phát hiện ra ca bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính thì thu hẹp lại nhằm giảm thiểu ảnh hưởng với người dân, giúp người dân vẫn có thể đón Tết.

Đồng tình nhận định tình hình dịch của TP khá phức tạp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng phải hành động nhanh và quyết liệt hơn nữa. "Chúng ta chần chừ là phải trả giá", ông Phong nói. Ảnh: Trần Minh

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị hướng dẫn TP HCM lấy mẫu gộp theo cụm gia đình, có thể trộn mẫu lên đến 16 mẫu/lần. Điều này có nghĩa là, thay vì lấy mẫu từng người (mẫu đơn) thì lần thứ nhất sẽ lấy gộp mẫu từng hộ dân. Nếu phát hiện dương tính thì sẽ đưa cả hộ gia đình đó đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm lần hai.

"Riêng các trường hợp F1 phải thực hiện xét nghiệm đơn, còn tại cộng đồng thì xét nghiệm gộp mẫu"- Bộ trưởng lưu ý.

TP HCM xem xét giãn cách những nơi có dịch

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh cần xem xét đánh giá từng khu phố, từng phường, xã, quận huyện để quyết định lựa chọn địa điểm áp dụng theo Chỉ thị 16 hay Chỉ thị 15.

"Chỉ thị 16 áp dụng tại khu vực có ca bệnh, còn toàn thành phố là Chỉ thị 15 hoặc lỏng hơn. Có như thế mới theo kịp tốc độ truy vết, khoanh vùng và dập tắt được ổ dịch" - Bộ trưởng lưu ý "phải đi nhanh hơn, không thể đi sau dịch". Đặc biệt việc quyết định giãn cách là thẩm quyền của TP.

Bộ Y tế lập bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ TP HCM chống dịch

Để đồng hành, hỗ trợ TP HCM trong phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế thiết lập bộ phận thường trực đặc biệt tại 51 Phạm Ngọc Thạch, do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách. 

Đồng thời, Bộ Y tế cũng huy động toàn bộ lực lượng y tế của Trung ương đóng trên địa bàn cùng hỗ trợ TP HCM triển khai các biện pháp chống dịch, xử lý chuỗi lây nhiễm ở sân bay cũng như trong cộng đồng.

"Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa để TP HCM xử lý đợt dịch này"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Nguồn: Sở Y Tế Hà Nội 

Trước diễn biến dịch rất phức tạp, để bảo vệ bản thân và gia đình:  Mỗi cá nhân phải thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Với trẻ em và người già sức đề kháng kém cần bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể ,... Và đặc biệt phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng dịch của Bộ Y Tế và các cơ quan chức năng. Trước tình hình dịch bệnh Covid- 19 đang diễn biến phức tạp.

Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam cùng thực hiện chung sống an toàn cùng đại dịch 19 với thông điệp 5K: Khẩu trangKhử khuẩnKhoảng cách Không tụ tập – Khai báo y tế. Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Thuockedon24h.vn tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, cùng với tinh thần chống dịch như chống giặc của Nhân dân Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19 thêm một lần nữa!

BÀI VIẾT KHÁC

Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn

Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong điều trị và chăm sóc vì cho rằng đó là cảm sốt bình thường. Bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn sẽ chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng của bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích!

Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm và thời gian diễn tiến cũng thường rất nhanh. Do đó, người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm ruột thừa để kịp thời đến bệnh viện cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé!

Bệnh ho gà : Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Tìm hiểu để chủ động phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh biến chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé !

0973252026