Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ

19/03/2021

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Phát hiện sớm và quản lý tốt tiểu đường thai kỳ giúp tăng khả năng bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi. Vậy cần lưu ý gì khi điều trị tiểu đường thai kỳ? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn!

Mục lục 


1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi phụ nữ mang thai, nhau thai trong tử cung tiết ra các hóc- môn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các hormone này cũng ngăn chặn hoạt động của Insulin trong cơ thể mẹ. Ở hầu hết phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ đường máu ở mức bình thường. Tuy nhiên khi insulin không sản xuất đủ số lượng cần thiết và bị giảm hoạt động, nói cách khác glucose không thể rời máu vào tế bào để sinh năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ đường trong máu đến mức cao gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này thường hết sau khi sinh.

Những phụ nữ nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Tiền sử tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó.
  • Tiền sử đẻ con to >= 4kg.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Mang thai muộn > 35 tuổi.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Có đường niệu.
  • Tiền sử gia đình cùng huyết thống có nhiều người đái tháo đường.

Thông thường phụ nữ mang thai nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Ở những phụ nữ có nguy cơ cao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ sớm hơn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

2. Những điều lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ

  • Sau khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, 3 phương pháp áp dụng với tất cả các bệnh nhân tiểu đường đó là: Thay đổi chế độ ăn, luyện tập đúng cách và cuối cùng là thuốc.

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • 70-85% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể điều chỉnh mức đường huyết trở về bình thường bằng thay đổi chế độ ăn mà không cần dùng thuốc.

Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều chỉnh đường huyết trong thai kỳ

Lượng carbohydrate ăn vào:

  • 11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 - 24,9 kg/m2 35 - 45 % tổng lượng Calo, chia làm 3 bữa ăn từ nhỏ- trung bình và khoảng 2-4 bữa ăn phụ bao gồm cả bữa ăn đêm. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( <56) hay trung bình (56-69) như xà lách, rau cải, cà rốt, cà chua, nấm, rau ngót... Tăng cường protein và chất béo trong thức ăn thường ít ảnh hưởng đến đường máu sau ăn và góp phần giảm cảm giác thèm ăn cho thai phụ.
  • Tránh ăn đồ ngọt nhiều đường: Kẹo bánh, kem, bánh rán, mứt thạch, nước sốt ngọt, đồ uống có ga. Ăn các loại thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa: thịt đỏ, thịt heo, thịt gà, cá,.. các loại thực phẩm giàu đạm khác như: phô mai, đậu phộng (lạc),...
  • Các loại thực phẩm tinh bột: Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt hơn là các loại đã tinh chế, ăn trái cây 1 miếng nhỏ thay vì cả quả. Tránh uống nước hoa quả, nếu uống thì hãy pha thêm với nước.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Các phụ nữ tiểu đường thai kỳ nên tuân theo cùng 1 khuyến cáo về lượng vitamin và muối khoáng ăn vào như những phụ nữ không bị. Ngoài ra cần bổ sung acid folic 5mg/ ngày bắt đầu từ 3 tháng trước khi ngừng các biện pháp tránh thai, từ tuần thứ 12, liều acid folic nên giảm còn 0,4-1mg/ ngày và tiếp tục đến khi hết cho con bú.

Kiểm soát cân nặng

  • Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ Nội tiết và bác sĩ dinh dưỡng.
  • Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều.
  • Tăng từ 12,5 đến 18kg trong thai kỳ với phụ nữ có BMI trước mang thai < 18.5kg/m2
  • 11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 - 24,9 kg/m2
  • 7 đến 11,5kg với BMI trước mang thai từ 25 - 29,9 kg/m2
  • 5-9kg với người BMI trước sinh >30kg/m2

Kiểm soát cân nặng khi mắc tiểu đường thai kỳ

2.2. Chế độ tập luyện

  • Tập thể dục thường xuyên cho phép cơ thể bạn sử dụng glucose mà không cần thêm insulin. Điều này giúp chống lại tình trạng kháng insulin, tình trạng mà những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đang gặp phải.
  • Glucose máu có xu hướng tăng cao sau ăn, các phụ nữ đang bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ nhẹ khoảng 15 - 20 phút sau ăn 1h nếu không có chống chỉ định. Hoặc lựa chọn các bài tập nửa trên cơ thể tùy theo tình trạng thai phụ.
  • Mặc dù vậy mọi chương trình tập thể dục ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đều cần được tư vấn của bác sĩ Nội tiết và bác sĩ Sản khoa.

2.3. Dùng thuốc

  • Khi đã áp dụng chế độ ăn hợp lý nhất và những bài tập luyện phù hợp nhất mà những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ vẫn chưa kiểm soát tốt đường huyết của mình thì bạn sẽ được bác sĩ khuyên dùng thuốc.
  • Ở Việt Nam, chỉ insulin là thuốc duy nhất được Bộ Y Tế cho phép sử dụng với đối tượng mắc tiểu đường thai kỳ vì các thuốc viên vẫn chưa chứng minh được sự đầy đủ tính an toàn và có thể qua nhau thai vào cơ thể thai nhỉ.
  • Bệnh nhân cần được hướng dẫn thử đường huyết 4-6 lần/ ngày vào các thời điểm trước, sau ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo không có những biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,... và để điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập cũng như liều lượng insulin.

3. Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội 

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

BÀI VIẾT KHÁC

Vì sao quai bị dễ gây vô sinh?

Tỷ lệ vô sinh khi bị quai bị ở nam giới đã khiến cho không ít người lo lắng. Quai bị thực tế không phải là một căn bệnh đến tính mạng nhưng nó sẽ có những biến chứng không nhỏ nếu không biết cách chữa trị. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh này qua bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn nhé!

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không ?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Để có câu trả lời mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn!

Viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến với mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người lớn với những triệu chứng mãn tính, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả, tránh nguy cơ xuất hiện các biến chứng không mong muốn như rối loạn giấc ngủ, viêm xoang mạn tính,... Để tìm hiểu viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn.

Biến chứng của viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa là một bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm để điều trị rất dễ gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về biến chứng của viêm ruột thừa cấp mời bạn đọc tham khảo các bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn.

0973252026