Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh gì và có nguy hiểm không ?

14/03/2021

Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Viêm đường tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu và đôi khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết. Tìm hiểu và có cách đề phòng bệnh lý này là một biện pháp giữ sức khỏe cho chính mình và người thân. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích.

Mục lục 


1. Viêm đường tiết niệu là gì?

  • Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
  • Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

  • Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (bao gồm viêm bể thận- thận cấp, viêm thận - bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và nhiễm trùng niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoànviêm tiền liệt tuyến).
  • Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.
  • Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

2. Đối tượng và nguyên nhân thường gặp

  • Trẻ sơ sinh cho đến dưới 5 tuổi: Thời kỳ này thường ít xảy ra nhiễm trùng niệu. Nếu có thì trẻ nam có tỷ lệ cao hơn do những dị dạng của đường niệu, làm nước tiểu dễ ứ đọng lại và là môi trường lý tưởng để vi trùng cư trú.
  • Trẻ đi học: Tỷ lệ viêm tiết niệu ở nhóm trẻ mới bắt đầu đi học cao hơn cộng đồng, có lẽ liên quan đến vấn đề vệ sinh.
  • Người lớn đến 65 tuổi: Ở nhóm này, tỷ lệ viêm đường tiết niệu trong nam giới khá thấp, thường do những bất thường giải phẫu hệ tiết niệu, bệnh sỏi đường tiết niệubệnh tiền liệt tuyến và các can thiệp hệ tiết niệu như đặt catheter. Trong khi đó, viêm đường tiết niệu ở nữ giới lại thường gặp. Có khoảng 10% phụ nữ ở nhóm tuổi này có viêm đường tiết niệu một lần trong đời do hoạt động tình dục hoặc do có thai. Ngoài ra, do cấu trúc giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn so với nam giới, vi trùng cũng dễ xâm nhập hơn.
  • Nhóm tuổi trên 65: Tỷ lệ viêm đường tiết niệu không khác nhau ở hai giới.

3. Các biểu hiện của viêm đường tiết niệu là gì?

  • Biểu hiện tại chỗ
    • Viêm đường tiết niệu đôi khi cũng không có biểu hiện gì mà là tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khám sức khỏe tổng quát. Những đối tượng thường gặp trong tình huống này là phụ nữ đang trong tuổi hoạt động tình dục, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường,...
    • Nếu có triệu chứng, người bệnh có các biểu hiện khó chịu trên hệ niệu khi đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, muốn đi tiểu nhiều lần hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong. Bệnh nhân tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi khám do cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi viêm đường tiết niệu tại thận. Nếu thận có sỏi gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khám vùng này người bệnh sẽ rất đau.

Tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, muốn đi tiểu nhiều lần là những biểu hiện của viêm đường tiết niệu.

  • Biểu hiện toàn thân

Do thận là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với máu. Hằng ngày, thận phải tiếp nhận một lượng máu rất lớn đến để lọc và hình thành nước tiểu. Do đó, khi vi trùng xâm nhập vào hệ niệu thì cũng rất dễ dàng vào máu lan ra toàn thân. Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác. Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc biểu hiện rõ.

4. Cách điều trị viêm đường tiết niệu

  • Kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Trong các trường hợp viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu, cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.
  • Ngoài ra, các thuốc uống có tính sát trùng trên hệ niệu cũng được ghi nhận là có hiệu quả trong diệt trừ vi khuẩn, có thể được chỉ định dùng kèm với kháng sinh. Tuy nhiên, bằng chứng của những loại thuốc này vẫn chưa rõ ràng.
  • Bên cạnh đó, nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Tương tự như các dị tật hệ niệu, nếu không phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện, người bệnh dễ viêm đường tiết niệu tái đi tái lại, lâu ngày dễ dẫn đến biến chứng nặng nề.

5. Biến chứng của viêm đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng đường tiểu dưới ở phụ nữ không có bất thường hệ niệu hay chủ mô thận thì có thể lành tính, bệnh thường điều trị khỏi.
  • Trái lại, nhiễm trùng niệu xảy ra ở những bệnh nhân có sẵn những yếu tố thuận lợi trước đó lại có thể dẫn đến những biến chứng nặng, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng. Các nguy cơ và biến chứng của nhiễm trùng niệu rất nhiều, có thể là độc lực của vi khuẩn gây phá huỷ chủ mô thận, hoại tử nhú thận, gây tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hệ quả suy thận vĩnh viễn hay phải cắt bỏ thận.
  • Nếu sự hiện diện dai dẳng của vi khuẩn tại hệ niệu không được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh, vi khuẩn dễ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.
  • Viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể diễn tiến đến áp-xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh,... làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.
  • Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non,...

Mỗi ngày uống 2-2,5 lit nước giúp thận tăng bài tiết nước tiểu.

6. Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu

  • Phải uống đủ nước, mỗi ngày 2 - 2,5 lít giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tăng tống xuất vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu. Với nữ giới phải vệ sinh kinh nguyệt.
  • Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận - tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
  • Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn.

7. Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội 

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

BÀI VIẾT KHÁC

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU TA CẦN BIẾT?

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, đôi lúc chúng ta nghe thấy các thông tin về loại vi khuẩn có tên "vi khuẩn ăn thịt người". Vậy loại vi khuẩn này có thực sự "ăn thịt người" hay không? Cùng Thuốc Kê Đơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

LAO HẠCH CÓ PHẢI BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG ?

Khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến lao phổi, bệnh lao không chỉ xuất hiện ở phổi mà còn ở bộ phận khác trên cơ thể đó là lao hạch. Trong những năm gần đây lao hạch đang dần phổ biến trở lại. Bệnh lao hạch có phải là bệnh truyền nhiễm không? Sau đây, Thuốc Kê Đơn xin cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh lao hạch tại bài viết dưới đây.

BỆNH HỞ VAN HAI LÁ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hở van hai lá (hở van 2 lá, hở van tim 2 lá) hay suy van hai lá là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt, khiến máu chảy ngược. Nếu ở mức độ nặng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc bơm đầy đủ đến các phần còn lại của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim. Hãy cùng thuockedon24h tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về bệnh lý này nhé!

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến hay gặp hiện nay, và bệnh nhân khi mắc phải đều phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Không những thế đái tháo đường còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị đái tháo đường, chúng ta cần hiểu rõ đái tháo đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh đái tháo đường. Cùng Thuockedon24h tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

0973252026