Nhấn chuột lên hình để phóng to

Thuốc Omicap-Kit

Liên hệ

  • Thương hiệu: Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ
  • Xuất xứ thương hiệu: Ấn Độ
  • Quy cách: Hộp
  • Mã sản phẩm:

Thuốc Omicap-Kit - Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H.pylori.

THUỐC KÊ ĐƠN 24H CAM KẾT

Đổi trả trong 30 ngày kể từ ngày mua hàng
Miễn phí 100% đổi thuốc
Miễn phí giao hàng toàn quốc

GỌI ĐẶT MUA

0973252026

8:00-22:00
Đăng bởi Dược sĩ Đỗ Hải Cường. Cập nhật lần cuối: 25/02/2023 11:17
Viêm dạ dày mãn tính là gì? Viêm dạ dày mạn tính là một trong nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Nó xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày đã bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Tình trạng viêm gây nên sự thay đổi ở lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần một số tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian. Thuốc Omicap-Kit là thuốc điều trị viêm dạ dày hiệu quả. Cùng Thuốc Kê Đơn tìm hiểu về sản phẩm này nhé!

Thuốc Omicap-Kit là thuốc gì?

Thuốc Omicap kit thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và trị ký sinh trùng. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mãn tính có nhiễm vi khuẩn H. pylori và loét dạ dày – tá tràng

Thuốc Omicap - Kit Micro điều trị viêm loét dạ dày (Hộp 7 vỉ) - Nhà thuốc  Long Châu

Thành phần của thuốc Omicap-Kit

  • Tinidazole (500mg),
  • Clarithromycin (250mg),
  • Omeprazole (20mg)

Công dụng của thuốc Omicap-Kit

  • Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H.pylori.

Liều dùng của thuốc Omicap-Kit

  • Uống 1 vỉ x 6 viên/ngày, chia làm 2 lần: 1 viên Lansoprazol, 1 viên Tinidazol, 1 viên Clarithromycin vào buổi sáng và 1 lần tương tự vào buổi chiều.
  • Thời gian điều trị khoảng 7 ngày

Tác dụng phụ của thuốc Omicap-Kit

Lansoprazol:

  • Thường gặp: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, phát ban.
  •  Ít gặp: mệt mỏi; tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và protein niệu.

Tinidazol:
Có khoảng 3% người bệnh được điều trị gặp các phản ứng không mong muốn.

  •  Thường gặp: buồn nôn, ăn không ngon, đau bụng, thay đổi vị giác nhất thời.
  •  Ít gặp: nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu.
  •  Hiếm gặp: dị ứng, sốt; giảm bạch cầu có hồi phục; viêm miệng; ngoại ban, ngứa, phát ban da; đau khớp; bệnh lý thần kinh ngoại biên; nước tiểu sẫm màu.

Có nguy cơ xảy ra các phản ứng giống disulfiram nếu người bệnh uống rượu khi điều trị. Thỉnh thoảng có phản ứng dị ứng hỗn hợp: ngoại ban, mày đay kèm theo sốt và đau các khớp. Một số ít trường hợp bị mất điều hoà và co giật cũng đã được thông báo.

Clarithromycin:

  • Thường gặp: rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần xuất 5%. Phản ứng dị ứng ở mức độ khác nhau từ mày đay đến phản vệ và hội chứng Stevens – Johnson. Cũng có thể bị viêm đại tràng màng giả từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Phản ứng quá mẫn toàn thân như ngứa, mày đay, ban da, kích thích.
  •  Ít gặp: các triệu chứng ứ mật (đau bụng trên, đôi khi đau nhiều) buồn nôn, nôn. Chức năng gan bất thường, bilirubin huyết thanh tăng và thường kèm theo vàng da, sốt phát ban và tăng bạch cầu ưa eosin. Điếc (nếu dùng liều cao) có hồi phục.
  • Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Viêm loét dạ dày mãn tính có thể gây ung thư? | Vinmec

Lưu ý khi sử dụng thuốc Omicap-Kit

Chống chỉ định:

  •  Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  •  Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú.
  •  Bệnh nhân bị loét dạ dày ác tính.
  •  Loạn tạo máu hoặc có tiền sử loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
  •  Người bệnh có các rối loạn thần kinh thực thể.
  •  Bệnh nhân đang dùng terfenadin, ergotamin, cisaprid, pimozid, astermizol.

Tương tác thuốc:
Lansoprazol:

  •  Không nên dùng Lansoprazol cùng với các thuốc được chuyển hóa qua cytochrom P450.

  •  Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol.

  •  Lansoprazol làm giảm tác dụng của ketoconazol, itraconazol và các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.

Tinidazol:

  •  Cimetidin có thể làm giảm thải trừ tinidazol ra khỏi cơ thể. Có thể do cimetidin ức chế chuyển hóa tinidazol ở gan nên làm tăng tác dụng điều trị và độc tính.

  •  Rifampicin có thể làm tăng thải tinidazol. Có thể do tăng chuyển hóa tinidazol ở gan, làm giảm tác dụng điều trị.

Clarithromycin:

  •  Làm tăng nồng độ trong máu của digoxin, theophylin và một số thuốc được chuyển hóa qua hệ cytochrom P450 như : warfarin,phenytoin, cyclosporin, cisaprid, …

  •  Tăng tích lũy terfenadin do ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của thuốc này.

  • Làm tăng hiệu lực của carbamazepin.

  •  Làm giảm nồng độ zidovudin.

Chú ý đề phòng:

  •  Giảm liều ở bệnh nhân suy gan, suy thận.
  •  Trong thời gian điều trị, không nên dùng các chế phẩm có rượu vì tinidazol có thể gây ra phản ứng giống như của disulfiram (đỏ bừng, co cứng bụng, nôn, tim đập nhanh).
  •  Cần loại trừ khả năng viêm loét ác tính trước khi dùng thuốc vì dấu hiệu của bệnh sẽ có khả năng bị che lấp bởi tác dụng của thuốc.

 Phụ nữ mang thai:

  •  Chưa có thông báo dùng Lansoprazol cho người mang thai. Không biết rõ thuốc có đi qua nhau thai vào bào thai hay không. Tuy nhiên, dùng lâu và với liều cao đã gây ung thư trên chuột, do đó nên tránh dùng cho người mang thai, ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng tốt nhất là không nên dùng trong bất kỳ giai đoạn nào khi thai nghén.
  • Tinidazol qua hàng rào nhau thai. Chống chỉ định dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì chưa biết ảnh hưởng của thuốc trên bào thai. Chưa có bằng chứng tinidazol ảnh hưởng có hại trong giai đoạn sau của thai kỳ, nhưng cần phải cân nhắc giữa lợi ích của dùng thuốc với những khả năng gây hại cho bào thai và người mẹ ở tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.
  •  Chỉ nên dùng Clarithromycin khi thật cần thiết và theo dõi cẩn thận.

 Phụ nữ cho con bú:

  •  Lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa ở chuột và có thể bài tiết qua sữa người mẹ. Vì tác dụng gây ung thư của thuốc trên súc vật đã được chứng minh nên tránh dùng ở người cho con bú.
  •  Tinidazol bài tiết qua sữa mẹ. Sau khi uống thuốc 72 giờ có thể tìm thấy tinidazol trong sữa. Không nên dùng cho người mẹ đang cho con bú, hoặc chỉ cho con bú ít nhất sau 3 ngày ngừng thuốc.
  • Cần thận trọng khi dùng Clarithromycin.

 Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:

  • Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản thuốc Omicap-Kit

  • Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh nắng trực tiếp

Quy cách của thuốc Omicap-Kit

  • Hộp 7 vỉ 

Thương hiệu của thuốc Omicap-Kit

  • Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ

Nhà sản xuất của thuốc Omicap-Kit

  • Ấn Độ

Địa chỉ mua sản phẩm

Chú ý : Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều lượng dùng thuốc cụ thể nên theo chỉ định của bác sĩ kê đơn thuốc

- Thuốc Omicap-Kit được bán tại địa chỉ:

Thuốc Kê Đơn 24h - Hệ Thống Nhà Thuốc Thục Anh

  • 180 Phùng Hưng, Phúc La , Hà Đông , Hà Nội
  • 276 Lương Thế Vinh , Trung Văn , Từ Liêm , Hà Nội
  • 85 Vũ Trọng Phụng , Thanh Xuân , Hà Nội
  • 178D Nguyễn Lương Bằng , Quang Trung , Đống Đa , Hà Nội

Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger , gọi ngay hotline: 0973252026

Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ. Trân trọng !

Có thể bạn quan tâm

0973252026