Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi

24/02/2021

Trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là tình trạng ọc sữa hoặc trớ sữa. Hiện tượng này xảy ra khi các chất trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản hoặc miệng. Vì dạ dày sản xuất acid, trào ngược đôi khi được gọi là trào ngược acid. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của THUOCKEDON24H.VN để tìm hiểu về căn bệnh này ở trẻ nhũ nhi.

Mục lục 


1.Tổng quan 

  • Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bình thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Hầu hết trẻ sơ sinh có những cơn ngắn, trẻ có thể ọc sữa qua miệng hoặc mũi. Trào ngược thường không ảnh hưởng đến trẻ, ít nguy cơ biến chứng lâu dài và thường không cần điều trị.
  • Ngược lại, ở một số trẻ, trào ngược dạ dày thực quản gây ra các biến chứng như chậm tăng cân, viêm phổi tái phát hoặc ói ra máu. Trong trường hợp này, trẻ được coi là mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng này thường cần xét nghiệm thêm và điều trị. Trẻ bị đau bụng hoặc quấy khóc bất thường nên cần đi khám. Hầu hết các trường hợp, trẻ không bị bệnh trào ngược. Hầu hết bệnh thường cải thiện khi trẻ lớn lên, nhưng một số trẻ vẫn còn các triệu chứng sau này.

2. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

  • Khi ăn, thức ăn được đưa từ miệng xuống dạ dày qua thực quản, một cấu trúc hình ống. Thực quản được cấu tạo bởi các lớp mô và cơ, cấu trúc này có thể mở ra và co lại để đẩy thức ăn đến dạ dày thông qua một loạt các chuyển động giống như sóng gọi là nhu động.
  • Ở đầu dưới của thực quản nơi nối với dạ dày, có một vòng cơ tròn được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Cơ này giãn ra để cho phép thức ăn đi vào dạ dày và sau đó co lại để ngăn chặn sự trào ngược của thức ăn và acid vào thực quản.
  • Đôi khi, cơ này không đóng lại hoàn toàn hoặc giãn ra không đúng lúc, tạo điều kiện cho chất lỏng trong dạ dày trào ngược lên thực quản, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Hầu hết, các cơn này không thấy được vì hiện tượng trào ngược xảy ra ở thực quản.
  • Khi trẻ lớn lên và góc nối giữa dạ dày và thực quản thay đổi, trào ngược sẽ ít hơn. Ọc sữa sẽ biến mất ở hơn 50% trẻ khi được 10 tháng tuổi, 80% khi trẻ 18 tháng và 98% khi trẻ được hai tuổi [1]. Trẻ sơ sinh thường xuyên ọc sữa trong ba tháng đầu có nhiều khả năng mắc các triệu chứng liên quan tiêu hóa sau này.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do trào ngược dạ dày thực quản

2.1 Trào ngược dạ dày thực quản không biến chứng

  • Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở trẻ trong vài tháng đầu đời, khoảng 50% trẻ từ sơ sinh đến ba tháng có ít nhất một lần ọc sữa mỗi ngày.
  • Trẻ ọc sữa thường xuyên nhưng bú tốt, tăng cân bình thường và không cáu gắt thường được coi là bị trào ngược “không biến chứng”. Ở nhóm này, ọc sữa là hiện tượng bình thường vì thực quản ngắn và dạ dày nhỏ cho phép chất lỏng trào ra khỏi dạ dày dễ dàng. Vỗ ợ hơi thường xuyên trong khi bú và hạn chế hoạt động sau khi bú có thể làm giảm tần suất và lượng sữa ọc.
  • Các xét nghiệm không cần thiết đối với trẻ bị trào ngược không biến chứng. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đi khám: các triệu chứng trở nặng hơn; trẻ hơn 6 tháng tuổi mới lần đầu xuất hiện trào ngược; hoặc triệu chứng không cải thiện khi trẻ được 18 đến 24 tháng tuổi.

2.2 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không biến chứng

  • Trào ngược trở thành bệnh lý khi acid trong chất trào ngược gây ra vấn đề như: tình trạng hen suyễn nặng hơn, chậm lớn, hoặc tổn thương thực quản. Chỉ một vài trẻ trào ngược có các vấn đề này. Tổn thương thực quản dễ xảy ra khi trào ngược thường xuyên, lượng dịch trào ngược nhiều.
  • Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị bệnh bao gồm bỏ ăn, thường xuyên khóc hoặc ưỡn cổ và lưng như bị đau, sặc khi ọc sữa, nôn vọt, ọc ra máu, ho thường xuyên hoặc không tăng cân.
  • Thường rất khó để biết trẻ nhỏ có bị đau hay không. Nhìn chung, trẻ khỏe mạnh là khi trẻ khóc mà có thể được an ủi bằng cách dỗ dành, đánh lạc hướng hoặc đáp ứng nhu cầu của trẻ (đói, ngủ, hoặc thay tã).

2.3 Khó chịu và trào ngược

  • Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng trào ngược là nguyên nhân khiến trẻ cáu kỉnh hoặc khó ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng trào ngược thường không gây đau và giảm acid dạ dày không giúp cải thiện tình trạng cáu gắt [2,3].
  • Khó chịu và khó ngủ là những vấn đề có thể liên quan đến một số bệnh lý. Nên đưa trẻ đi khám khi trẻ cáu kỉnh và thường xuyên ọc sữa.

3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ bị trào ngược không biến chứng không cần điều trị. Trẻ sơ sinh bị bệnh lý trào ngược thường được điều trị trước tiên bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm: tránh cho ăn quá nhiều, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bế đứng sau khi bú, chế độ ăn kiêng sữa bò, và cho ăn đặc.
  • Nhiều trẻ có triệu chứng trào ngược sẽ cải thiện với các biện pháp không dùng thuốc. Trong một nghiên cứu, hơn 80% trẻ sơ sinh sẽ cải thiện một phần hoặc hoàn toàn chỉ bằng các biện pháp không dùng thuốc, bao gồm cho ăn đặc, tránh khói thuốc và thử chế độ ăn kiêng sữa bò (sữa thủy phân hoàn toàn hoặc mẹ hạn chế ăn đạm bò nếu bú sữa mẹ).

4.1 Chế độ ăn kiêng bò

  • Một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản do bởi sữa bò. Nguyên nhân phổ biến nhất là do không dung nạp protein sữa bò (đôi khi được gọi là viêm thực quản do dị ứng do protein bò hoặc dị ứng đạm sữa bò, mặc dù đây không phải là dị ứng thực sự).
  • Triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của dị ứng đạm sữa bò đa dạng. Triệu chứng thường gặp bao gồm: ọc sữa và hoặc phân lỏng hoặc phân máu, và đôi khi chàm sữa. Hầu hết trẻ được chẩn đoán mắc dị ứng đạm sữa bò dựa trên các triệu chứng và triệu chứng này thay đổi theo chế độ ăn; xét nghiệm không cần thiết để chẩn đoán.
  • Phần lớn trẻ bị dị ứng đạm sữa bò chỉ nhạy cảm với đạm sữa bò; mặc dù vậy, một số trẻ có thể đồng thời nhạy cảm với đạm đậu nành. Ở trẻ còn bú mẹ, mẹ cần loại bỏ tất cả sữa và các sản phẩm từ đậu nành khỏi chế độ ăn của mình.
  • Nếu các triệu chứng trào ngược của trẻ được cải thiện sau hai đến ba tuần sau khi kiêng ăn, người mẹ nên tiếp tục chế độ ăn hạn chế đạm bò và sản phẩm từ đậu nành. Nếu các triệu chứng không cải thiện, người mẹ có thể ăn lại chế độ ăn bình thường và thảo luận với bác sĩ về việc hạn chế một số loại thực phẩm khác. Nếu các triệu chứng cải thiện, nên tiếp tục chế độ ăn kiêng cho đến khi trẻ được một tuổi. Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ em đều có thể dung nạp sữa bò.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức, trẻ có thể bú sữa thủy phân hoàn toàn. Sữa thủy phân hoàn toàn cần duy trì trong một đến hai tuần để xác định xem tình trạng trào ngược của trẻ sơ sinh có cải thiện hay không. Một số trẻ có thể phản ứng với protein ngô có trong nhiều loại sữa công thức. Thử một loại sữa công thức không chứa ngô (ví dụ Similac Alimentum) có thể có lợi. Nếu các triệu chứng không cải thiện, có thể bắt đầu lại công thức đang sử dụng trước đó.

4.2 Thức ăn đặc hơn

  • Sữa công thức được làm đặc hoặc sữa mẹ được vắt ra có thể giúp giảm số lần trào ngược. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm các triệu chứng ở trẻ khỏe mạnh đang tăng cân tốt. Đối với trẻ dưới ba tháng tuổi hoặc những trẻ bị dị ứng, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho ăn đặc hoặc trước khi thay đổi sữa. Tuy nhiên, thức ăn đặc thường không được khuyến cáo là phương pháp điều trị duy nhất cho trẻ sơ sinh bị viêm thực quản do trào ngược.
  • Ở một số nước, có thể sử dụng tinh bột gạo, bột carob, để làm đặc sữa. Ngũ cốc yến mạch cho trẻ sơ sinh là lựa chọn tốt cho hầu hết các bé. Hãy nhớ kiểm tra thành phần trong ngũ cốc vì một số loại có chứa protein đậu nành mà trẻ có thể không dung nạp được. Để làm đặc thức ăn, 30mL sữa công thức hoặc sữa mẹ vắt ra thường được kết hợp với tối đa 1 thìa (15mL) ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh. Núm vú của bình sữa có thể cần phải được làm lớn hơn để cho chất lỏng đặc đi qua dễ dàng. Thận trọng khi lỗ của núm vú lớn quá lớn vì trẻ có thể bị sặc nếu sữa ra quá nhanh. Có thể sử dụng núm vú cho phép điều chỉnh được dòng chảy sữa. Đối với trẻ bú sữa công thức, sữa công thức "Chống trào ngược" có thể sử dụng. Những loại này thường chứa bột gạo để làm đặc sữa.
  • Trẻ đang bú mẹ được khuyến khích tiếp tục bú mẹ; không nên chuyển sang sữa công thức chỉ với mục đích làm đặc sữa. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ trào ngược ở trẻ.

4.3 Tư thế

  • Trẻ có thể ít bị trào ngược hơn nếu trẻ có thể được bế thẳng trong 20 đến 30 phút sau khi bú (tức là được bế trên vai người lớn). Cha mẹ nên tránh cho trẻ bú quá no và cho trẻ ngừng bú ngay khi trẻ không muốn bú thêm.
  • Giống như tất cả trẻ khác, những trẻ bị trào ngược nên nằm ngửa khi ngủ. Trẻ sơ sinh không được nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ, vì điều này làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

4.4 Thuốc điều trị trào ngược

Nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau khi thử các phương pháp điều trị không dùng thuốc, thì có thể dùng thử thuốc ức chế acid dạ dày. Các loại thuốc này điều trị hiệu quả trào ngược ở người lớn. Tuy nhiên, độ an toàn và hiệu quả của các loại thuốc này ở trẻ nhỏ tùy từng trường hợp:

● Đối với trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản không biến chứng, các loại thuốc làm giảm acid dạ dày hoặc thuốc đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày không đem lại lợi ích cho bé.

● Đối với trẻ nhỏ nghi ngờ mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản như đã đề cập ở trên, có thể dùng thử một loại thuốc giảm sản xuất acid dạ dày. Omeprazole và lansoprazole đã được nghiên cứu tốt nhất ở trẻ nhỏ. Nếu triệu chứng không cải thiện đáng kể trong vòng vài tuần, thường nên ngừng thuốc.

● Thuốc kháng acid và các loại thuốc khác (ví dụ: famotidine) không hiệu quả như omeprazole và pantoprazole trong việc ngăn chặn acid, nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Tất cả loại thuốc này, ngay cả thuốc kháng acid, có thể gây ra tác dụng phụ và chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định.

5.Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội 

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

Nguồn tham khảo: .babycenter.com

 

BÀI VIẾT KHÁC

Vì sao quai bị dễ gây vô sinh?

Tỷ lệ vô sinh khi bị quai bị ở nam giới đã khiến cho không ít người lo lắng. Quai bị thực tế không phải là một căn bệnh đến tính mạng nhưng nó sẽ có những biến chứng không nhỏ nếu không biết cách chữa trị. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh này qua bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn nhé!

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không ?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Để có câu trả lời mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn!

Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Phát hiện sớm và quản lý tốt tiểu đường thai kỳ giúp tăng khả năng bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi. Vậy cần lưu ý gì khi điều trị tiểu đường thai kỳ? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn!

Viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến với mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người lớn với những triệu chứng mãn tính, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả, tránh nguy cơ xuất hiện các biến chứng không mong muốn như rối loạn giấc ngủ, viêm xoang mạn tính,... Để tìm hiểu viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn.

0973252026