Những điều cần biết về Vaccine phòng Cúm

30/12/2020

Cúm mùa là căn bệnh có nhiều tiềm ẩn gây dịch cúm khiến hàng triệu người phải nhập viện mỗi năm và đôi khi gây tử vong. Tiêm Vắc - xin cúm mùa hàng năm là cách tốt nhất để giúp cơ thể chống lại cúm, để hiểu rõ về vaccine mời bạn tham khảo bài viết sau của Thuockedon24h.vn

Mục lục 


1. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm cũng như giảm nguy cơ lây truyền vi rút cúm cho người khác đó là tiêm vắc xin cúm hàng năm.

                                                              

  • Cúm hoặc là một bệnh do vi rút gây ra. Triệu chứng bệnh thường rất đa dạng, từ mức độ nhẹ cho đến vừa. Các triệu chứng cúm nặng có thể sẽ cần phải nhập viện, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu xảy ra ở những người suy yếu miễn dịch. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm sẽ rất khác nhau giữa các năm. Những người khỏe mạnh có thể bị nhiễm cúm và trở thành nguồn lây truyền cho những người khác. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người già và những người đang mắc các bệnh khác là đối tượng có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.
  • Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm cũng như giảm nguy cơ lây truyền vi rút cúm cho người khác đó là tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin phòng cúm có ở cả dưới dạng tiêm và dạng xịt mũi. Trong cộng đồng càng có nhiều người tiêm vắc xin phòng cúm, thì bệnh cúm càng giảm khả năng lây nhiễm.

2. Vắc xin cúm hoạt động như thế nào?

  • Tiêm vắc xin cúm sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể và các protein giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh cúm. Sau khi được tiêm vắc xin, phải mất khoảng 2 tuần cơ thể mới bắt đầu tạo ra các kháng thể được.
  • Mỗi năm, vắc xin cúm lại được chế tạo để chống lại các chủng cúm khác nhau. Vắc xin cúm thế hệ ba giúp phòng 2 loại cúm A là H1N1 và H3N2, cùng với một loại cúm B. Vắc xin phòng cúm thế hệ 4 bảo vệ bạn khỏi 3 chủng cúm như vắc xin thế hệ 3 và thêm một chủng cúm B nữa.

3. Lợi ích của việc tiêm Vắc - xin cúm mùa là gì?


Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) có rất nhiều lý do để người dân nên tiêm Vắc - xin cúm mùa hàng năm, dưới đây là tóm tắt về lợi ích của việc tiêm phòng cúm ngăn chặn dịch cúm mùa phát triển mạnh dựa trên các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện.

3.1. Tiêm phòng cúm giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm

  • Vắc - xin cúm mùa ngăn ngừa hàng triệu ca bệnh mỗi năm và giúp người dân tiết kiệm được chi phí phải đến bác sĩ. Ví dụ, trong giai đoạn 2017-2018, ước tính tiêm phòng cúm đã giúp giảm được khoảng 7,1 triệu người không mắc cúm; 3,7 triệu lượt khám bệnh liên quan đến cúm, 109,000 ca nhập viện và 8,000 ca tử vong do cúm. Vắc - xin cúm mùa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị cúm phải đến gặp bác sĩ từ 40% đến 60%.
  • Tiêm phòng cúm làm giảm nguy cơ nhập viện liên quan đến cúm ở các đối tượng như trẻ em, người lớn trong độ tuổi lao động và người cao tuổi. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy từ năm 2012 đến 2015, tiêm phòng cúm đã giảm tới 82% số lượng người trưởng thành cần được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

3.2. Tiêm phòng cúm là một công cụ phòng bệnh quan trọng cho người mắc bệnh mãn tính.

  • Tiêm phòng cúm giúp làm giảm tỷ lệ một số biến chứng của bệnh tim khi những người mắc bệnh tim bị cúm. Vắc - xin phòng cúm có thể làm giảm tới 50% nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Tiêm phòng cúm không có nghĩa là giúp người được tiêm không mắc cúm 100% nhưng nếu đã tiêm và có mắc cúm thì sẽ giảm được các triệu chứng, từ đó ngăn chặn bùng phát thành dịch cúm mùa và người bệnh phổi mãn tính không cần phải nhập viện để điều trị như ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

                                                              

3.3. Tiêm phòng cúm giúp bảo vệ phụ nữ trong và sau khi mang thai

  • Tiêm Vắc - xin cúm mùa làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở khoảng hơn 50% phụ nữ mang thai.
  • Một nghiên cứu kéo dài từ năm 2010 đến năm 2016 cho thấy rằng tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ phải nhập viện trung bình khoảng 40% ở phụ nữ mang thai.
  • Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài việc giúp bảo vệ sản phụ, Vắc - xin cúm truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai cũng giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau khi sinh, khi mà hệ miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ và dễ bị mắc bệnh.
  • Vắc - xin cúm mùa có thể cứu sống trẻ

3.4. Một nghiên cứu đầu tiên năm 2017 đã cho thấy việc tiêm phòng cúm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị tử vong do cúm.

  • Tiêm phòng cúm đã được chứng minh giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm khả năng phải nhập khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), giảm thời gian nằm viện ở những người đã được tiêm Vắc - xin nhưng vẫn mắc bệnh. Ví dụ, bệnh nhân được tiêm Vắc - xin có khả năng nhập viện ít hơn 59% so với những người chưa được tiêm phòng. Trong số những người bệnh trưởng thành bị cúm, trung bình số ngày phải ở viện của bệnh nhân được tiêm Vắc - xin ít hơn 4 ngày so với những người không được tiêm phòng.
  • Tiêm Vắc - xin không những bảo vệ bản thân mà sẽ bảo vệ những người xung quanh bạn, bao gồm cả những người dễ bị bệnh cúm, như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mãn tính.

4. Vắc - xin cúm mùa dành cho ai và ai không nên tiêm Vắc - xin cúm?

                                                         

  • Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo tất cả người dân bao gồm cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm Vắc - xin cúm hàng năm.
  • Các loại Vắc - xin cúm mùa khác nhau thì sẽ được chỉ định để sử dụng ở các nhóm tuổi khác nhau và có những loại Vắc - xin chống chỉ định cho một số nhóm người nhất định. Các bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố để xác định mức độ phù hợp của một người với Vắc - xin, bao gồm tuổi, sức khỏe (hiện tại và quá khứ) và bất kỳ dị ứng nào với Vắc - xin hoặc các thành phần của Vắc - xin. Do đó, trước khi tiêm, bác sĩ sẽ khám và tư vấn cụ thể cho từng trước hợp để xác định đối tượng đó có nên tiêm Vắc - xin cúm hay không.

5. Khi nào nên tiêm vaccine?

  • Lý tưởng nhất, vắc xin phòng cúm nên được tiêm càng sớm càng tốt, trước khi mùa cúm bắt đầu. Dịch cúm thường bắt đầu bùng phát vào khoảng tháng 10 và thường đạt đỉnh vào khoảng tháng 1 năm sau hoặc muộn hơn. Và việc tiêm vắc xin muộn hơn, miễn là khi vẫn đang ở trong mùa cúm, cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt, trước khi mùa cúm đến là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người xung quanh trước bệnh cúm.

6. Có thể bị cúm nếu đã tiêm vắc xinphòng cúm trong năm nay hay không?

  • Có, kể cả khi bạn đã tiêm vắc xin phòng cúm trong năm rồi thì bạn vẫn có thể bị mắc cúm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có bị mắc cúm hay không, kể cả trong trường hợp đã tiêm vắc xin rồi. Tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn là 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin.
  • Mỗi năm, các cơ quan y tế công cộng sẽ dự đoán trước chủng cúm nào sẽ lưu hành và sẽ sản xuất ra loại vắc xin chống lại chủng cúm mà họ dự đoán tốt nhất. Tuy nhiên, chủng cúm lưu hành không phải lúc nào cũng đúng như dự đoán. Vắc xin chỉ có hiệu quả cao nhất nếu chủng cúm lưu hành gần giống với chủng cúm được dự đoán.
  • Nhưng kể cả khi chủng cúm lưu hành không giống với chủng cúm dự đoán thì vắc xin phòng cúm vẫn có tác dụng kích thích sản xuất ra kháng thể và có tác dụng bảo vệ nhất định với cơ thể (cơ chế này được gọi là bảo vệ chéo). Những kháng thể này có thể sẽ giúp một số người không bị nhiễm cúm và giúp bảo vệ những người khác không mắc phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.

7. Có phản ứng phụ nào từ việc tiêm vắc xin không?

  • Vắc xin cúm bao gồm vi rút cúm bất hoạt có thể gây ra những phản ứng phụ nhỏ bao gồm sưng, đỏ và đau tại vết tiêm, sốt nhẹ và đau cơ. Vắc xin cúm dạng xịt có chứa vi rút cúm giảm độc lực có thể gây ra các phản ứng phụ ở trẻ nhỏ như đau cơ, sốt, khò khè, chảy nước mũi, đau đầu và nôn mửa.

8. Đối tượng nào không nên tiêm vắc xin phòng cúm?

  • Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC khuyến cáo rằng tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi đều nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Những người không nên tiêm vắc xin phòng cúm bao gồm:
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì còn quá nhỏ.
  • Những người có các loại dị ứng, quá mẫn hoặc sốc phản vệ với vắc xin cúm hoặc với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin.

9Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

BÀI VIẾT KHÁC

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU TA CẦN BIẾT?

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, đôi lúc chúng ta nghe thấy các thông tin về loại vi khuẩn có tên "vi khuẩn ăn thịt người". Vậy loại vi khuẩn này có thực sự "ăn thịt người" hay không? Cùng Thuốc Kê Đơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

LAO HẠCH CÓ PHẢI BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG ?

Khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến lao phổi, bệnh lao không chỉ xuất hiện ở phổi mà còn ở bộ phận khác trên cơ thể đó là lao hạch. Trong những năm gần đây lao hạch đang dần phổ biến trở lại. Bệnh lao hạch có phải là bệnh truyền nhiễm không? Sau đây, Thuốc Kê Đơn xin cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh lao hạch tại bài viết dưới đây.

BỆNH HỞ VAN HAI LÁ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hở van hai lá (hở van 2 lá, hở van tim 2 lá) hay suy van hai lá là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt, khiến máu chảy ngược. Nếu ở mức độ nặng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc bơm đầy đủ đến các phần còn lại của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim. Hãy cùng thuockedon24h tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về bệnh lý này nhé!

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến hay gặp hiện nay, và bệnh nhân khi mắc phải đều phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Không những thế đái tháo đường còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị đái tháo đường, chúng ta cần hiểu rõ đái tháo đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh đái tháo đường. Cùng Thuockedon24h tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

0973252026