Hà Nội: Rùng mình với quán ăn rôm rả, tập nập “như chưa hề có” dịch COVID-19

18/02/2021

Mặc dù nhiều quán ăn vỉa hè, cửa hàng cà phê, trà đá… đều đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19 nhưng không ít cửa hàng ăn trong nhà được hoạt động nhưng không tuân thủ quy định bố trí nước sát khuẩn, màng ngăn các vị trí ngồi. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết của THUOCKEDON24H.VN để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-19.

(Thứ năm, 18/02/2021 17:22)

Mặc dù nhiều quán ăn vỉa hè, cửa hàng cà phê, trà đá… đều đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19 nhưng không ít cửa hàng ăn trong nhà được hoạt động nhưng không tuân thủ quy định bố trí nước sát khuẩn, màng ngăn các vị trí ngồi.

Ngay sau khi có yêu cầu của UBND TP Hà Nội, các quán ăn vỉa hè, quán cà phê và trà đá vỉa hè, điểm di tích… đều tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch, tuy nhiên, với những cửa hàng được phép hoạt động như nhà hàng, quán ăn trong nhà thì phần đa đều "thơ ơ" với các quy định về phòng, chống dịch.

Ngách 76/2 phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) là một điển hình. Mặc dù ngách 76/2 có chiều dài chưa đầy 100 mét nhưng có rất nhiều quán ăn, nhà hàng hoạt động.

Vào trưa 18/2, quán ăn P.T tại ngách 76/2 phố Duy Tân (Cầu Giấy) tập nập thực khách. Ảnh: B.Loan

Ngày 18/2, ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, vào buổi trưa, dọc con ngách 76/2 phố Duy Tân tấp nập người qua lại, phần đa người dân đi lại trong ngách này đều đeo khẩu trang.

Khi nhiều cửa hàng vẫn "cửa đóng then cài" vì dịch COVDI-19 thì cửa hàng P.T (ngách 76/2 phố Duy Tân) lại tấp nập khách ra vào.

Ghi nhận của PV, vì khách hàng ra vào tấp nập nên hầu hết, 6 chiếc bàn bên trong quán ăn này đều phải đáp ứng vị trí ngồi cho thực khách. Nhiều khách hàng có mặt tại đây cũng khó có thể giữ được sự an toàn trước dịch COVID-19 bởi muốn dùng bữa thì buộc phải ngồi gần nhau dưới 1 mét.

Các bàn ăn bên trong quán ăn P.T đều kín khách. Ảnh: B.Loan

Cửa hàng ăn V.T nằm ngay đầu ngách 76/2 – đoạn đối diện quán P.T, cũng tương tự.

Vào giờ trưa, quán ăn V.T trở nên tấp nập. Trong khi các nhân viên nhanh tay bê những suất ăn đến từng bàn để phục vụ thực khách thì một vài khách hàng khác đứng tại lối ra vào chính để chờ được xếp vị trí ngồi.

Cũng giống như cửa hàng ăn P.T, ở bên trong cửa hàng V.T, thực khách dễ dàng nói chuyện rôm rả vì không bị ngăn cách bởi màng chắn.

Hình ảnh ghi tại cửa hàng ăn V.T (đầu ngách 76/2 phố Duy Tân) vào trưa 18/2. Ảnh: B.Loan

Sau giờ trưa, cửa hàng cà phê Highland (phố Duy Tân) được che tầm mắt bởi những tấm rèm khổ to.

Nhìn từ bên ngoài, có lẽ ai cũng khẳng định, cửa hàng cà phê này đã đóng cửa theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội để chống dịch. Thậm chí, một số nhân viên bảo vệ khẳng định, cửa hàng chỉ cho khách hàng mua về.

Cửa hàng cà phê Highland nhìn từ bên ngoài. Ảnh: B.Loan

Tuy nhiên, phía bên trong lại là một khung cảnh ồn ào, đông đúc. Ngoài những xe ôm công nghệ đeo khẩu trang chờ thực hiện các đơn hàng online để trả khách thì hầu hết, sự huyên náo, rôm rả ở các bàn đều thể hiện "như chưa hề có dịch COVID-19".

Lối ra vào không những không được bố trí nước sát khuẩn, mà giữa các bàn cũng không được bố trí màng ngăn đảm bảo an toàn.
 

Thực tế, bên trong cửa hàng cà phê Highland lại tấp nập người xếp hàng chờ mua, người ngồi uống tám chuyện.

Chứng kiến khung cảnh bên trong cửa hàng cà phê Highland (trên phố Duy Tân), có thể thấy "như chưa hề" có dịch COVID-19. Ảnh: B.Loan

Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng cũng như ngành y tế đều căng mình kiểm soát những ca nhiễm trong cộng đồng.

Bởi ngay trong thời điểm nhiều cửa hàng trên phố Duy Tân tấp nập, huyên náo thì các điểm phong tỏa trên con phố này như văn phòng công chứng số 3, ngõ 86 Duy Tân và ngõ 49 Dịch Vọng vẫn chưa hết thời gian dỡ bở phong tỏa.

Trong khi đó, nhiều ca mắc COVID-19 được phát hiện đều năm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, quận Ba Đình – địa bàn tiếp giáp với quận Cầu Giấy. Cụ thể như BN2009, BN1722, BN2010, BN 2011 (ở chung cư Garden Hill, số 99 Trần Bình, Nam Từ Liêm); BN2234; BN2273…

Chiều cùng ngày, văn phòng UBND TP Hà Nội đã có thông báo số 40 kết luận của ông Chử Xuân Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội tại cuộc họp BCĐ phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội, phiên họp trực tuyến số 91.

Cụ thể, sau Tết, người dân sẽ trở lại Hà Nội sinh sống làm việc nhiều, bên cạnh đó Hà Nội có nhiều khu công nghiệp. Vì vậy, sẽ có nhiều người từ các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh thành có dịch sau thời gian về quê ăn Tết sẽ trở lại làm việc và có thể mang theo mầm bệnh vào Thành phố.

Đồng thời, trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện tuyến Trung ương nên có thể sẽ có các trường hợp người bệnh từ các tỉnh lên Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện này cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc dịch bệnh và lây lan.

Mặc dù người dân Thủ đô cơ bản đã đồng thuận, hưởng ứng và thực hiện các quy định của Trung ương, Thành phố và tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Tuy nhiên tại một số khu vực, cộng đồng dân cư còn hiện tượng tập trung đông người và đi lại không cần thiết, một số ít người dân chưa đeo khẩu trang. Một số cửa hàng chưa nhắc nhở khách hàng tuân thủ việc đeo khẩu trang và ngồi giãn cách....

Vì vậy theo nhận định, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca bệnh mới trên địa bàn Thành phố.

Nguồn: Sở Y Tế Hà Nội 

Trước diễn biến dịch rất phức tạp, để bảo vệ bản thân và gia đình:  Mỗi cá nhân phải thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Với trẻ em và người già sức đề kháng kém cần bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể ,... Và đặc biệt phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng dịch của Bộ Y Tế và các cơ quan chức năng. 

Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam cùng thực hiện chung sống an toàn cùng đại dịch 19 với thông điệp 5K: Khẩu trangKhử khuẩnKhoảng cách Không tụ tập – Khai báo y tế. Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Thuockedon24h.vn tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, cùng với tinh thần chống dịch như chống giặc của Nhân dân Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19 thêm một lần nữa!

 

 

BÀI VIẾT KHÁC

Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn

Sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong điều trị và chăm sóc vì cho rằng đó là cảm sốt bình thường. Bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn sẽ chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng của bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích!

Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa cấp tính là căn bệnh nguy hiểm và thời gian diễn tiến cũng thường rất nhanh. Do đó, người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm ruột thừa để kịp thời đến bệnh viện cấp cứu và điều trị càng sớm càng tốt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé!

Bệnh ho gà : Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Tìm hiểu để chủ động phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh biến chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Thuockedon24h.vn để có những thông tin hữu ích nhé !

0973252026