Bệnh huyết áp cao là gì ?

17/12/2020

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp. Để tìm hiểu sâu hơn về Bệnh huyết áp cao mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Thuockedon24h.vn!

Mục lục 


1. KHÁI NỆM , BẢN CHẤT, PHÂN LOẠI BỆNH HUYẾT ÁP CAO

1.1. Khái niệm

  • Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

1.2. Bản chất 

  • Huyết áp cao (bệnh tăng huyết áp) là căn bệnh mạn tính, bệnh do máu tác động một lực lớn lên thành dộng mạch

                                                 

1.3. Phân loại 

  • Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi), và huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghĩ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim). Ở người bình thường huyết áp tâm thu thấp hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Những bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh khi các chỉ số huyết áp tâm thu là lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg kéo dài trong vài tuần; hoặc một trong hai chỉ số đó lớn hơn mức quy định trong vài tuần. Dưới đây là bốn dạng bệnh tăng huyết áp:
    • Cao huyết áp vô căn (nguyên phát): Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp mắc bệnh. Bệnh có thể do di truyền hoặc yếu tố môi trường. 
    • Cao huyết áp thứ phát: Đây là dạng bệnh thường xuất hiện kèm theo các bệnh lý nền như: hẹp eo động mạch chủ, thận, van tim và một số nội tiết tố, do thuốc.
    • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Ở dạng này chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao còn huyết áp tâm trương bình thường.
    • Tăng huyết áp khi mang thai: Cảnh báo một số nguy cơ về bệnh tim mạch trong quá trình mang thai. Nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ.

2. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH HUYẾT ÁP CAO

2.1. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp

  • Cần đưa huyết áp về mức “huyết áp mục tiêu” là < 140/90 mmHg. Điều trị theo phân tầng “nguy cơ tim mạch”: Mức tăng huyết áp, nguy cơ cao kèm theo (đái tháo đường, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, bệnh thận), nhóm người cao tuổi. Điều trị theo tổn thương cơ quan đích

2.2. Chiến lược điều trị tăng huyết áp

                                                       

* Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: Thay đổi lối sống (giảm ăn muối, hạn chế sử dụng rượu/bia, tăng ăn rau và giảm mỡ, giảm cân nặng nếu thừa cân, hoạt động thể lực đều đặn, bỏ thuốc lá) thường ưu tiên áp dụng cho tăng huyết áp độ I (140 - 159/90 - 99). Từ tăng huyết áp độ II trở lên (> 160/100) áp dụng các biện pháp không dùng thuốc kết hợp với sử dụng thuốc chống tăng huyết áp.

* Điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp: Bắt đầu bằng một thuốc (tất cả các nhóm thuốc đều có thể được lựa chọn) với liều cơ sở, sau đó có thể tăng gấp đôi liều nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu. Phối hợp từ hai thuốc trở lên khi phác đồ một thuốc không đạt huyết áp mục tiêu hoặc ở các đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc tổn thương cơ quan đích. Việc lựa chọn thuốc phối hợp căn cứ vào tình trạng lâm sàng của từng cá thể bệnh nhân để có chiến lược điều trị đúng đắn. * Duy trì điều trị đúng, đủ, hàng ngày và lâu dài.

3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH HUYẾT ÁP CAO

3.1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì

                                              

  • Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

3.2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

                                                  

  • Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
  • Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15gam/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.

3.3. Tăng cường hoạt động thể lực

                                                                   

  • Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

3.4. Bỏ thói quen xấu

  • Không hút thuốc, hạn chế bia, rượu là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
  • Mọi người hãychủ động kiểm tra huyết áp của mình. Đối với những mắc huyết áp nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, ít nhất mỗi ngày 1 lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp để giúp cán bộ y tế cùng theo dõi sức khỏe và đánh giá kết quả điều trị.

Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình để phòng chống bệnh tăng huyết áp.

Thông Tin Liên Hệ 

Địa chỉ: Số 36a phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội   

  • Hoặc mua online thông qua wedsite Thuockedon24h.vn Để nhận được tư vấn trực tiếp từ những dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm người dùng có thể inbox trực tiếp, thông qua zalo, messenger, hoặc Gọi Hotline: 0973252026
  • Thuockedon24h.vn vận chuyển và giao hàng trên toàn quốc.Cam kết chất lượng tốt nhất đến tận tay người mua hàng !

    Thuockedon24h.vn  Hoạt động Online 24 giờ . Trân trọng !

BÀI VIẾT KHÁC

BỆNH VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI VÀ NHỮNG ĐIỀU TA CẦN BIẾT?

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, đôi lúc chúng ta nghe thấy các thông tin về loại vi khuẩn có tên "vi khuẩn ăn thịt người". Vậy loại vi khuẩn này có thực sự "ăn thịt người" hay không? Cùng Thuốc Kê Đơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

LAO HẠCH CÓ PHẢI BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÔNG ?

Khi nhắc đến bệnh lao chúng ta thường nghĩ đến lao phổi, bệnh lao không chỉ xuất hiện ở phổi mà còn ở bộ phận khác trên cơ thể đó là lao hạch. Trong những năm gần đây lao hạch đang dần phổ biến trở lại. Bệnh lao hạch có phải là bệnh truyền nhiễm không? Sau đây, Thuốc Kê Đơn xin cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh lao hạch tại bài viết dưới đây.

BỆNH HỞ VAN HAI LÁ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Hở van hai lá (hở van 2 lá, hở van tim 2 lá) hay suy van hai lá là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt, khiến máu chảy ngược. Nếu ở mức độ nặng, máu không thể di chuyển qua tim hoặc bơm đầy đủ đến các phần còn lại của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, về sau có thể gây suy tim. Hãy cùng thuockedon24h tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về bệnh lý này nhé!

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến hay gặp hiện nay, và bệnh nhân khi mắc phải đều phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Không những thế đái tháo đường còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị đái tháo đường, chúng ta cần hiểu rõ đái tháo đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh đái tháo đường. Cùng Thuockedon24h tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

0973252026